Các con số nổi bật trên thị trường chứng khoán năm 2023
Năm 2023 đang dần khép lại, nhưng có lẽ, trong ký ức của nhiều nhà đầu tư sẽ còn hằn sâu những con số đáng nhớ trong một năm đầy biến động của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Ở TTCK Mỹ, cổ phiếu của các công ty công nghệ luôn là tâm điểm của giới đầu tư với nhóm “Magnificent Seven” - các cổ phiếu công nghệ lừng danh như Apple, Alphabet, Amazon, Meta Platforms, Microsoft, Nvidia và Tesla đóng vai trò chủ chốt, vì hiệu suất đáng kinh ngạc của giá chứng khoán.
TTCK Việt Nam cũng vậy. Gần 36 triệu cp của CTCP VNG (Vinagame), mã VNZ, đã chính thức giao dịch trên sàn đăng ký giao dịch (UPCoM) vào ngày 05/01/2023 với giá tham chiếu 240,000 đồng/cp.
“Màu tím hoa sim” của giá VNZ kéo dài, đưa thị giá của cổ phiếu được mệnh danh là Tencent Việt Nam cán mốc gần 1.36 triệu đồng/cp, trở thành cổ phiếu đắt nhất thị trường lúc bấy giờ, cũng như trong lịch sử hơn 20 năm của TTCK Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn và TTCK nói riêng kém thuận lợi, Việt Nam chỉ xuất hiện 3 thương vụ huy động vốn, thông qua hình thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với tổng giá trị huy động 7.11 triệu USD, tương ứng vốn hóa đạt 37.2 triệu USD. Theo Deloitte, số lượng IPO thấp chủ yếu do quy trình phê duyệt IPO và niêm yết được thắt chặt cũng như lượng vốn rút ròng của các nhà đầu tư nước ngoài cao hơn do các yếu tố toàn cầu cũng như tại nước sở tại, làm ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường trong năm 2023.
Hơn 3 tháng đi lên, tính từ cuối tháng 4/2023, được thúc đẩy bởi kỳ vọng tươi sáng hơn của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng, chỉ số VN-Index đã tiến lên vùng đỉnh 1,200 điểm ở tuần đầu của tháng 8.
Nhưng, “trèo cao, té đau”, sau quãng thời gian giao dịch lưng chừng ở vùng cao, chỉ số vẫn không thể tiến xa hơn, VN-Index đột ngột lao dốc 55.49 điểm vào ngày 18/08, đóng cửa ở con số 1,177.99 điểm.
Nhóm cổ phiếu của các CTCK luôn cực kỳ nhạy cảm với biến động của TTCK. Năm qua, dù thành hay bại, loạt kỳ vọng về câu chuyện nâng hạng thị trường, triển khai hệ thống KRX, động thái tăng vốn từ các CTCK đi kèm với sự phục hồi tích cực trong điểm số của TTCK đã đẩy giá cổ phiếu nhóm các CTCK tăng vọt, trở thành ngành có hiệu suất tốt nhất thị trường trong năm 2023, tăng 91% so với đầu năm, theo dữ liệu từ VietstockFinance, tính đến ngày 21/12/2023.
Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), tổng vốn hóa TTCK tại cuối tháng 11/2023 tương đương 86.54% GDP năm 2022, gần 7.7 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn hóa thị trường cổ phiếu (bao gồm HOSE, HNX và UPCoM) đạt gần 5.8 triệu tỷ đồng, tương đương 65% GDP năm 2022.
Từ tháng 1/2020 - 11/2023, lần đầu tiên số lượng tài khoản chứng khoán hàng tháng sụt giảm (so với tháng trước), diễn ra trong tháng 10 và tháng 11.
Theo Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC), trong tháng 10, tổng số tài khoản mở mới hơn 167.6 ngàn tài khoản và số tài khoản đóng là 545.4 ngàn tài khoản. Số tài khoản đóng nhiều nhất tại Chứng khoán MB, gần 543.8 ngàn tài khoản.
Tương tự, tại cuối tháng 11/2023, tổng số tài khoản mở mới đạt 148.6 ngàn tài khoản và số tài khoản đóng là 341.4 ngàn. Số tài khoản đóng nhiều nhất vẫn tại Chứng khoán MB, gần 340 tài khoản.
Như vậy, chỉ trong 2 tháng có hơn 887 ngàn tài khoản chứng khoán bị “xóa sổ” - một sự kiện chưa từng có trước đó.
Con số này có thể khiến một vài nhà đầu tư “đứng hình” vài giây vì tưởng nhìn nhầm, nhưng đó là mức cổ tức bằng tiền năm 2022 mà CTCP Logistics Portserco (HNX: PRC) đã thanh toán cho cổ đông trong năm qua. Mức cổ tức tiền mặt “độc lạ” này đứng vị trí đầu tiên trong danh sách các cổ phiếu có tỷ lệ cổ tức tiền mặt cao nhất năm và cũng là mức cao nhất trong lịch sử chi trả cổ tức của PRC.
Với tỷ lệ 350%, mỗi cổ đông sở hữu 1 cp PRC nhận được 35,000 đồng. Với 1.2 triệu cp lưu hành, Công ty cần chi khoảng 42 tỷ đồng để thanh toán.
Lịch sử trả cổ tức của PRC
Nguồn: VietstockFinance
|
Tự doanh các CTCK cũng ghi dấu năm 2023 với phiên “đột ngột” mua/bán ròng mạnh. Cụ thể, phiên ngày 18/12, khối tự doanh mua ròng cực mạnh gần 1,800 tỷ đồng trên HOSE. 2 ngày sau đó, cũng trên HOSE, khối này xoay 180 độ, bán ròng cực mạnh hơn 1,800 tỷ đồng. Qua đó, nhóm tự doanh các CTCK đã thiết lập 2 phiên giao dịch mạnh nhất kể từ đầu năm 2023 trên sàn HOSE.
Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 21/12, khối tự doanh CTCK đã mua ròng với tổng giá trị hơn 8,800 tỷ đồng. Trong đó, có 2 tháng bán ròng, vào tháng 3 và tháng 9/2023.
Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 26/12, khối ngoại đã bán ròng gần 25.4 ngàn tỷ đồng trên sàn HOSE, theo dữ liệu của VietstockFinance. Ngược lại, trên HNX, khối ngoại mua ròng lũy kế hơn 2.8 ngàn tỷ đồng, tính từ đầu năm.
Mảng ghép tăm tối nhất trong bức tranh hơn 25 ngàn tỷ đồng bán ròng trên HOSE rơi ngay vào tháng cuối năm. Tính tới ngày 26/12, khối ngoại đã bán ròng hơn 10.3 ngàn tỷ đồng, qua chuỗi 18 phiên không dứt, tức chưa một ngày nào nhóm này quay sang mua ròng trong tháng 12.
Thanh khoản sàn HOSE tạo đáy ở tháng 3/2023, với khối lượng giao dịch hơn 534 ngàn đơn vị và giá trị giao dịch trung bình ở mức hơn 9,200 tỷ mỗi phiên. Đến tháng 9/2023, thanh khoản thị trường lập đỉnh, giá trị giao dịch đạt gần 23.5 ngàn tỷ đồng trên HOSE.
Duy Khánh
FILI
|