Thứ Bảy, 27/01/2024 21:02

Bắt giữ nhóm cho vay lãi nặng chuyên gắn thiết bị theo dõi người vay

Cho vay với lãi nặng, gắn thiết bị theo dõi và đe doạ người vay khi nạn nhân chưa kịp trả tiền. Hành vi của kẻ cầm đầu Lương Hoàng Nhật Nam cùng đồng phạm đã bị công an phát hiện, bắt giữ.

Ngày 27-1, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đã phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự và các đơn vị nghiệp vụ khác phá thành công chuyên án cho vay lãi nặng với số tiền cho vay lên đến 35 tỉ đồng.

Công an đã bắt giữ đối tượng cầm đầu đường dây cho vay lãi nặng là Lương Hoàng Nhật Nam (SN 1996; ngụ phường Vỹ Dạ, TP Huế) và Huỳnh Văn Trường Phát (SN 1996; ngụ phường Thuận Hòa, TP Huế).

Bắt giữ nhóm cho vay lãi nặng chuyên gắn thiết bị theo dõi người vay- Ảnh 1.

Đối tượng cầm đầu đường dây cho vay lãi nặng Lương Hoàng Nhật Nam bị bắt giữ. Ảnh: CACC

Tại hai địa điểm các đối tượng hoạt động cho vay lãi nặng ở Tỉnh lộ 10, phường Phú Thượng, và trên đường Điện Biên Phủ, phường Trường An (TP Huế), công an đã phát hiện và thu giữ 1 ô tô, 39 máy tính, điện thoại, camera các loại, nhiều tài khoản ngân hàng, thẻ sim và 2 thùng thiết bị định vị cùng một số tài liệu có liên quan đến hoạt động cho vay.

Bắt giữ nhóm cho vay lãi nặng chuyên gắn thiết bị theo dõi người vay- Ảnh 2.

Đối tượng cầm đầu đường dây cho vay lãi nặng Lương Hoàng Nhật Nam bị bắt giữ. Ảnh: CACC

Theo điều tra ban đầu, từ năm 2020, hai đối tượng Nam và Phát đăng quảng cáo hoạt động cho vay trên mạng xã hội Facebook để câu "con mồi" muốn vay tiền. Nội dung đăng tải, hai đối tượng này thường cam kết vay với lãi suất thấp, giải ngân nhanh, không cần thẩm định, vay với hạn mức tối đa, hỗ trợ nợ xấu… với tiền lãi cho vay từ 3.000đồng đến 11.500 đồng/triệu/ngày, tức lãi suất 109.5%/năm đến 419.75%/năm.

Để thực hiện hành vi cho vay, các đối tượng đã sử dụng phần mềm Mecash để quản lý các hợp đồng cho vay tiền cũng như tính toán lãi suất, nhắc nợ. Nam và Phát còn dùng thủ đoạn chia nhỏ lãi suất vay bằng 2 hợp đồng và phân chia tiền lãi thành nhiều khoản phí khác nhau để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

Ngoài ra, trong quá trình cho vay, nếu các trường hợp đến hạn chưa trả kịp, các đối tượng này sẽ thuê người đe dọa, theo dõi vị trí xe và về tận nhà để dọa siết xe, đòi nợ…

Từ năm 2020 đến thời điểm bị bắt giữ, các đối tượng đã lập hơn 2.000 hợp đồng vay tiền với số tiền cho vay lên đến 35 tỉ đồng, thu lợi bất chính trên 7 tỉ đồng.

Quang Nhật

Người lao động

Các tin tức khác

>   Chống sở hữu chéo: không thể ‘lấy hữu hình để trị vô hình’ (27/01/2024)

>   NCB cán mốc 1 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt kế hoạch đề ra (26/01/2024)

>   Chứng khoán đầu tư lãi đột biến, lợi nhuận 2023 của ACB vượt 20,000 tỷ  (26/01/2024)

>   SHB dành hàng nghìn tỷ đồng ưu đãi khách hàng cá nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024 (26/01/2024)

>   Lãi trăm tỷ từ chứng khoán đầu tư, vì đâu lợi nhuận 2023 BVBank chỉ bằng 16% năm trước? (25/01/2024)

>   Tăng lãi suất, các ngân hàng trung ương có đi đúng hướng? (25/01/2024)

>   Khai xuân mới, SHB “lì xì” nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng doanh nghiệp (24/01/2024)

>   Lãi đậm từ chứng khoán đầu tư, vì sao MSB vẫn giảm 37% lãi trước thuế quý 4? (24/01/2024)

>   Nhiều ưu đãi thanh toán quốc tế từ PVcomBank hỗ trợ doanh nghiệp (24/01/2024)

>   Kiều hối chuyển về TPHCM năm 2023 đạt trên 9.5 tỷ USD (23/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật