Thứ Bảy, 02/12/2023 14:04

Từ 4,000 lao động nay còn 35 người, doanh nghiệp dệt may có tiếng ở TPHCM nói "càng làm càng lỗ"

Theo đại diện của CTCP Garmex Sài Gòn (HOSEGMC), đơn vị từng có gần 4,000 nhân sự nhưng nay chỉ còn 35 người, nếu Công ty cứ giữ sản xuất sẽ lỗ rất nhiều nên chọn tiết kiệm chi phí, chỉ tuyển dụng khi thị trường thuận lợi.

GMC vừa có văn bản phúc đáp Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đại diện GMC cho biết tình hình kinh doanh của Công ty không thuận lợi, nếu giữ sản xuất tại các nhà máy đối với ngành may sẽ lỗ rất nhiều, Công ty đã tổ chức lại bộ máy, tiếp tục cắt giảm lao động, tạm ngừng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại.

Kết quả kinh doanh bết bát của GMC ghi nhận chuỗi thua lỗ 5 quý liên tiếp. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty chỉ ghi nhận hơn 8 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm tới 97% so với cùng kỳ và lỗ ròng hơn 44 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 7 tỷ đồng). Tính tới thời điểm 30/09/2023, GMC nâng lỗ lũy kế lên khoảng 66 tỷ đồng.

* Điêu đứng vì đối tác, nỗi buồn của Garmex gánh lỗ 5 quý liên tiếp

GMC cho biết, trong quý 3, Công ty không có đơn hàng, mọi doanh thu đều đến từ phần dịch vụ. Đồng thời, Công ty có tiết giảm chi phí nhưng đơn giá thuê đất tăng góp phần làm dày thêm khoản lỗ.

Trong phiên họp bất thường cuối tháng 9, ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch HĐQT GMC cho biết hiện nay, Công ty có 35 nhân viên, chi phí nhân sự là 651 triệu đồng/tháng, tương ứng chi phí trung bình cho một nhân viên là 18.6 triệu đồng/tháng.

So với đầu năm 2023, số lượng nhân viên của Garmex đã giảm thêm 1,947 người. Còn tính từ đầu năm 2021, Công ty đã cắt giảm 3,775 nhân viên.

*Garmex chưa thể tuyển lại nhân sự, đang tìm đối tác bán tài sản, hối thúc Gilimex giải phóng hàng tồn trong quý 4

Dự báo sắp tới, Ban lãnh đạo GMC cho rằng ngành dệt may chưa có biến động lớn, tồn kho còn nhiều ở các nước, nhu cầu thị trường Âu - Mỹ chưa tăng trưởng cao, đơn hàng mới còn ít, hàng hóa giá trị thấp, cần phải đợi ba quý nữa (tức tới quý 2/2024) mới biết rõ tình hình phục hồi của ngành.

Trước tình hình trên, GMC chưa tuyển lại lao động cho ngành truyền thống. Khi nhận thấy sự thuận lợi trên thị trường vừa đủ, Công ty mới đầu tư khôi phục lại ngành may. Bên cạnh đó, Công ty thực hiện tiết kiệm chi phí tối đa và đa dạng hóa ngành nghề để tránh rủi ro. Trước mắt, doanh nghiệp sẽ đầu tư vào bất động sản với một dự án nhà ở. Ngoài ra, GMC cũng bán tài sản không sử dụng. 

Garmex Sài Gòn (GMC) hoạt động hơn 20 năm, là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc có thị phần lớn, làm việc với nhiều thương hiệu quốc tế. Công ty này có 5 nhà máy tổng diện tích hơn 10 ha với 70 dây chuyền sản xuất. Trước dịch, GMC từng tạo việc làm cho hơn 4,000 công nhân trong năm 2019.

Giai đoạn trước, Công ty ghi nhận mức doanh thu hàng ngàn tỷ và lợi nhuận lên đến hơn trăm tỷ đồng mỗi năm. Ngay cả cao điểm dịch 2021, GMC vẫn có lãi hơn 43 tỷ đồng. Doanh nghiệp này lỗ lần đầu vào năm 2022 khi đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, doanh số xuất khẩu sụt tới 93% so với năm 2021.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   Doanh thu TNG tăng trưởng dương tháng thứ 5 liên tiếp (02/12/2023)

>   Tin vui: Vietjet vừa khai trương đường bay thẳng giữa Thượng Hải và TP. Hồ Chí Minh (02/12/2023)

>   GMD: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 29 (01/12/2023)

>   VLF: Báo cáo tài chính năm 2021 (Công ty mẹ) (01/12/2023)

>   HOSE: Số liệu quản lý sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 04/12/2023 (01/12/2023)

>   VLF: Báo cáo tài chính năm 2020 (01/12/2023)

>   VLF: Báo cáo tài chính năm 2021 (01/12/2023)

>   FUESSV50: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 30/11/2023 (01/12/2023)

>   FUESSV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 30/11/2023 (01/12/2023)

>   FUEIP100: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 30/11/2023 (01/12/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật