Thứ Sáu, 01/12/2023 08:00

PMI tháng 11: Số lượng đơn đặt hàng mới giảm lần đầu tiên trong bốn tháng

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đã giảm thành mức thấp của năm tháng là 47.3 điểm trong tháng 11 so với 49.6 điểm của tháng 10. Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã giảm mạnh so với tháng trước, từ đó kéo dài thời kỳ giảm hiện nay thành ba tháng.

Sản lượng giảm nhanh hơn khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm

Do nhu cầu yếu khiến số lượng đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất Việt Nam giảm trở lại trong tháng 11, từ đó sản lượng đã giảm ở mức đáng kể hơn. Các công ty cũng cắt giảm việc làm và hoạt động mua hàng, đồng thời cũng tỏ ra ngần ngại trong việc tích trữ hàng tồn kho. Ở một mức độ nào đó, số lượng đơn đặt hàng mới giảm thể hiện phản ứng của khách hàng với tình trạng tăng giá. Tuy nhiên, các công ty đã tăng giá bán hàng tháng thứ tư liên tiếp để đối phó với tình trạng tăng chi phí đầu vào mạnh nhất kể từ tháng 2.

Các nhà sản xuất có số lượng đơn đặt hàng mới giảm trở lại trong tháng 11, từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài ba tháng. Tốc độ giảm là mạnh và là đáng kể nhất kể từ tháng 5. Nhu cầu khách hàng giảm được cho là nguyên nhân dẫn đến giảm số lượng đơn đặt hàng mới. Tình trạng nhu cầu yếu kém cũng được ghi nhận với khách hàng quốc tế khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm lần đầu tiên trong bốn tháng. Một số thành viên nhóm khảo sát cho biết khách hàng không muốn trả giá cao hơn cho sản phẩm.

Trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới giảm và các điều kiện kinh tế khó khăn, các công ty tiếp tục giảm sản lượng. Sản lượng đến nay đã giảm trong suốt ba tháng qua. Hơn nữa, tốc độ giảm đã nhanh hơn nhiều và là tốc độ giảm đáng kể nhất kể từ tháng 5.

Áp lực chi phí tiếp tục tăng vào giữa quý cuối của năm khi tốc độ lạm phát đạt mức cao của chín tháng. Tình trạng đồng tiền yếu được cho là nguyên nhân dẫn đến giá các mặt hàng nhập khẩu tăng, trong khi nhiên liệu, dầu và đường nằm trong số những mặt hàng đầu vào cụ thể có mức giá tăng trong tháng. Trước tình hình đó, các nhà sản xuất đã tăng giá bán hàng tháng thứ tư liên tiếp.

Số lượng đơn đặt hàng mới giảm, yêu cầu sản lượng giảm và lượng công việc tồn đọng tiếp tục giảm khiến các nhà sản xuất giảm hoạt động mua hàng và việc làm trong tháng 11.

Số lượng việc làm giảm nhẹ sau khi tăng nhẹ trong tháng 10, và lực lượng nhân công đến nay đã giảm tám trong chín tháng vừa qua. Trong khi đó, hoạt động mua hàng giảm nhẹ đã kết thúc thời kỳ tăng mua hàng hóa đầu vào kéo dài ba tháng.

Các công ty cũng ngần ngại trong việc lưu trữ hàng tồn kho trong bối cảnh nhu cầu yếu. Kết quả là, tồn kho cả hàng mua và hàng thành phẩm đều giảm tháng thứ ba liên tiếp. Hàng tồn kho trước sản xuất giảm mạnh thành mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6. Trong khi đó, hàng tồn kho sau sản xuất chỉ giảm nhẹ.

Nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm và lượng hàng tồn kho đang được tích trữ đủ giúp các nhà cung cấp có thể tiếp tục đẩy nhanh việc giao hàng, từ đó kéo dài thời kỳ cải thiện hiệu suất người bán hàng hiện nay thành 11 tháng. Tuy nhiên, thời gian giao hàng chỉ được rút ngắn một chút, và mức độ rút ngắn là thấp nhất trong thời kỳ này. Một số người trả lời khảo sát cho biết các nhà cung cấp đã giảm cường độ hoạt động, từ đó hiệu suất hoạt động của người bán hàng cải thiện chậm hơn.

Mặc dù các công ty dự kiến sản lượng sẽ tăng trong năm tới với hy vọng số lượng đơn đặt hàng mới tăng, niềm tin kinh doanh đã giảm tháng thứ hai liên tiếp và đạt mức thấp hơn trung bình của lịch sử chỉ số. Các công ty bày tỏ lo ngại về mức độ dễ bị tổn thương của các điều kiện kinh tế và tình trạng nhu cầu yếu trên thị trường quốc tế.

Bình luận về chỉ số PMI tháng 11/2023 của Việt Nam, Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói:

“Nhu cầu yếu ở cả trong và ngoài nước đã khiến ngành sản xuất Việt Nam có sự suy giảm trong tháng 11. Với số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các công ty đã giảm sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng, đồng thời cũng hạn chế lượng hàng tồn kho. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm một phần thể hiện phản ứng của khách hàng với tình trạng giá cả tăng. Trong bối cảnh chi phí đầu vào của các công ty tăng với mức độ mạnh nhất kể từ tháng 2, các nhà sản xuất có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh giá cả trong những tháng tới. Do đó, ngành sản xuất sẵn sàng bước vào năm 2024 với tình trạng khá ảm đạm, hy vọng nhu cầu sẽ sớm tăng trở lại.”

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Quốc hội: Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp gần nhất (29/11/2023)

>   CPI tháng 11/2023 tăng 0.25% và lạm phát cơ bản tăng 0.16% so với tháng trước (29/11/2023)

>   Thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù xây dựng công trình giao thông (28/11/2023)

>   Một số chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12 tới (28/11/2023)

>   Việt - Nhật nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện (27/11/2023)

>   Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Nhật Bản (27/11/2023)

>   Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao (27/11/2023)

>   Phó Thủ tướng: Đầu tư công là lĩnh vực mà chúng ta có thể chủ động đẩy mạnh trong 3 động lực (27/11/2023)

>   Luật Căn cước: Quốc hội đồng ý bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước (27/11/2023)

>   Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền tối đa để phát triển TPHCM (27/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật