Nhóm quỹ ESG bị ruồng bỏ sau 2 năm bùng nổ
Các quỹ đầu tư bền vững bị giới đầu tư ngoảnh mặt trong năm 2023 ngay cả khi thị trường chung khởi sắc.
Đầu tư môi trường, xã hội và quản trị (ESG) bùng nổ trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng nổ năm 2020 và 2021, giá dầu thấp thúc đẩy nhiều nhà đầu tư đa dạng hóa hơn bên ngoài lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch và khi các nhà quản lý quỹ tỏ ra chú trọng hơn về khí hậu. Nhưng nhóm này không còn được ưa chuộng vào năm 2022 khi giá năng lượng truyền thống tăng vọt.
Làn sóng phản đối ESG của các nhà chính trị đảng Cộng hóa ở Mỹ cũng như những nghi ngờ về “tẩy rửa xanh” (greenwashing) cũng đã làm tổn hại điến danh tiếng của các quỹ ESG. “Tẩy rửa xanh” ý muốn nói đến các công ty đưa ra tuyên bố sai lệch rằng sản phẩm, dịch vụ và chính sách cảu họ tạo ra lợi ích cho môi trường.
Trên toàn cầu, các quỹ được phân loại là “đầu tư có trách nhiệm” hút ròng 68 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2023, theo dữ liệu của LSEG Lipper. Con số thấp hơn nhiều so với mức 158 tỷ USD trong năm 2022 và từ 558 tỷ USD trong năm 2021.
Các quỹ này vẫn hút ròng dù các chính trị gia Đảng Cộng hòa rút hàng tỷ USD tiền Nhà nước ra khỏi các quỹ đầu tư trách nhiệm từ các công ty quản lý tài sản hàng đầu như BlackRock. Đồng thời, họ cũng đề xuất nhiều dự luật nhằm hạn chế việc sử dụng các tiêu chí ESG trong đầu tư.
Hầu hết đề xuất này đều không trở thành luật, vì lo ngại chúng có thể làm giảm tỷ suất sinh lời của các hệ thống hưu trí quốc gia.
Hiệu quả hoạt động của các quỹ bền vững thường vượt trội so với thị trường rộng lớn hơn, nhờ mua nhiều cổ phiếu công nghệ của các công ty thuộc nhóm “Manificent 7”, bao gồm Apple và Alphabet. Nhóm này tăng giá mạnh trong vài tháng qua khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu kết thúc tăng lãi suất.
Tính đến đầu tuần qua, Chỉ số Thế giới bền vững Dow Jones (Dow Jones Sustainability World Index) có mức sinh lời 21.7%, cao hơn mức tăng 17% của chỉ số S&P 500. Vào năm 2022, chỉ số bền vững này cũng hoạt động tốt hơn so với thị trường rộng lớn hơn, ngay cả khi thua lỗ. Chỉ số này giảm 15.6% trong khi chỉ số S&P 500 có giảm 20%.
“Dù trải hai năm khó khăn, nhưng có dấu hiệu cho thấy bối cảnh thị trường đang trở nên thuận lợi hơn cho các chiến lược bền vững”, Iain Snedden, chuyên gia đầu tư cấp cao của Aegon Asset Management, nói và cho biết thêm, với lợi suất trái phiếu và lạm phát đang giảm, một số cổ phiếu tăng trưởng thuộc lĩnh vực bền vững đang được định giá rẻ “một cách vô lý”.
Theo LSEG Lipper, tính đến cuối tháng 11/2023, tổng tài sản quỹ đầu tư “có trách nhiệm” trên toàn cầu là 2.56 ngàn tỷ USD, tăng từ 2.35 ngàn tỷ USD vào cuối năm 2022. Dữ liệu của LSEG Lipper cho thấy trong năm nay, các quỹ này vẫn vượt xa các quỹ khác về mức tăng trưởng tiền gửi mới so với tổng tài sản.
Robert Jenkins, người đứng đầu toàn cầu về đầu tư và tài sản của LSEG Lipper, cho biết, nhiều quỹ ESG cũng được hưởng lợi từ việc ít nắm cổ phiếu năng lượng truyền thống, vốn hoạt động kém hiệu quả trong nửa cuối năm do giá dầu giảm.
Với tổng lợi nhuận là 31.66% tính đến ngày 19/12, quỹ FTSE Social Index Fund, trị giá 16.5 tỷ USD của Vanguard đánh bại 96% các quỹ ngang hàng trong năm, các cổ phiếu hàng đầu mà quỹ này đang năm giữ gồm Apple, Microsoft và Amazon (những công ty được đánh giá cao về các tiêu chí liên quan đến xã hội và quản trị).
* Cơn sốt đầu tư ESG lắng xuống ở Phố Wall
* Thay đổi nhận thức để thực hành ESG trong ngành vật liệu xây dựng
* Thực hành ESG và hướng đi bền vững cho ngành vật liệu xây dựng
Thiên Vân (Theo Reuters)
FILI
|