Thứ Ba, 19/12/2023 09:02

Chân dung Sojitz - ông lớn Nhật “quen mặt” với thị trường thực phẩm Việt Nam

Vinamilk (HOSE: VNM) và gã khổng lồ ngành thương mại từ Nhật Bản Sojitz đã bắt đầu xây dựng tổ hợp chế biến bò thịt tại miền Bắc Việt Nam, trong bối cảnh doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam đang tìm kiếm một nguồn doanh thu mới.

Khoản đầu tư ban đầu cho tổ hợp tại Vĩnh Phúc trị giá khoảng hơn 100 triệu USD. Các chuyến hàng đầu tiên sẽ khởi động ngay sau khi hoàn thiện vào tháng 06/2024.

“Chúng tôi trông đợi cả 2 phía sẽ nỗ lực tối ưu thế mạnh của mình trong lĩnh vực chăn nuôi công nghệ cao” - CEO Vinamilk Mai Kiều Liên chia sẻ.

“Chúng tôi xem Việt Nam là thị trường được ưu tiên nhất. Chúng tôi sẽ tạo dựng một thương hiệu thịt bò tại Việt Nam, chú trọng vào sự an toàn” - trích lời Chủ tịch Sojitz Masayoshi Fujimoto.

Đối với tổ hợp này, Vinamilk sẽ nắm giữ 51%, còn Sojitz nắm 49%. Tổ hợp có công suất chứa 10,000 bò mỗi năm và đủ khả năng chế biến 30,000 con. Khi đã thành công với bò, Vinamilk cùng Sojitz sẽ hướng đến cả heo và gia cầm.

Cơ sở chế biến thịt bò sẽ có những trang thiết bị cũng như tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng tương đương với Nhật Bản. Mục tiêu của liên doanh là tạo ra loại thị chất lượng cao từ bò Việt Nam, nhắm đến đối tượng khách hàng trung lưu.

Phối cảnh tổ hợp trang trại chăn nuôi và nhà máy chế biến Vinabeef Tam Đảo. Nguồn: Sojitz

Phối cảnh tổ hợp trang trại chăn nuôi và nhà máy chế biến Vinabeef Tam Đảo - Nguồn: VNM

Trên thực tế, việc hợp tác xây dựng tổ hợp chăn nuôi và chế biến bò thịt của Vinamilk và Sojitz có tổng giá trị thỏa thuận hợp tác lên đến 500 triệu USD, đã được ký kết vào cuối năm 2021 - thời điểm Sojitz ký biên bản ghi nhớ cùng Vilico (thành viên của Vinamilk) để đầu tư, phát triển dự án về bò thịt tại Việt Nam. Liên doanh sẽ đầu tư cơ sở chăn nuôi, chế biến, phân phối sản phẩm thịt bò tại Việt Nam, cung cấp cho thị trường toàn quốc và xuất khẩu. Các giai đoạn tiếp theo sẽ có thêm các sản phẩm nguồn gốc protein khác, với công nghệ chế biến sâu.

Ông Makoto Shibuya - CFO Sojitz chia sẻ, việc hợp tác cùng Vinamilk cho phép Sojitz thâm nhập vào ngành phân phối thực phẩm của Việt Nam. “Mục tiêu của Sojitz là các hoạt động tại Việt Nam sẽ hòa vốn trong năm tài chính hiện tại, kết thúc vào tháng 03/2024”.

Nói cách khác, Sojitz chẳng phải đối tác xa lạ với Vinamilk. Vậy, Doanh nghiệp này đang hoạt động ra sao?

Câu chuyện của Sojitz và Việt Nam

Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản thành lập vào năm 2004, sau khi hợp nhất tập đoàn Nichimen và Nissho Iwai. Tại Việt Nam, Sojitz đã ghi dấu ấn ở nhiều lĩnh vực kinh doanh - từ sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm chế biến sẵn, vận hành cửa hàng tiện lợi và kiểm soát chuỗi cung ứng.

Hình ảnh trong truyện tranh Sojitz sử dụng để miêu tả mối quan hệ cùng Việt Nam. Nguồn: Sojitz

Thực tế, Sojitz có lịch sử lâu đời hơn như thế. Năm 1982, doanh nhân Shimizu đã đến Việt Nam và thành lập công ty Nissho Iwai, hoạt động chính trong lĩnh vực phát triển dầu mỏ và than đá. Đến năm 1995, Doanh nghiệp chính thức thành lập công ty sản xuất phân bón hóa học hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam, mang tên công ty Phân bón Nhật - Việt với tỷ lệ sở hữu 75%.

Sau cột mốc đó, Doanh nghiệp bắt đầu tham gia, tạo dựng nền tảng cho các ngành công nghiệp sản xuất từ Nhật Bản tiếp cận Việt Nam - từ lắp ráp xe máy, ô tô, dệt may… Nhìn chung, Doanh nghiệp đã đầu tư vào nhiều công ty trong lĩnh vực này để hỗ trợ nền công nghiệp sản xuất tại mảnh đất hình chữ S.

Sau khi sáp nhập 2 tập đoàn để hình thành Sojitz, Việt Nam vẫn được xem là thị trường ưu tiên. Đặc biệt, Sojitz có định hướng rõ ràng đối với mảng nông nghiệp, thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Năm 2007, Sojitz đầu tư vào Công ty TNHH Interflour Việt Nam (IFV) - một trong những doanh nghiệp xay xát lớn nhất thị trường trong nước - để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngũ cốc ngày càng gia tăng. Khoản đầu tư này cũng đưa Sojitz trở thành cái tên Nhật Bản đầu tiên tham gia vào sản xuất và kinh doanh thức ăn hỗn hợp ở nước ngoài.

Nguồn: Sojitz

Đến năm 2008, Sojitz tiếp tục đầu tư vào một trong những doanh nghiệp bán buôn thực phẩm lớn nhất Việt Nam là Tập đoàn Hương Thủy. Năm 2015, chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop mọc lên như nấm, cũng từ bàn tay đầu tư của Sojitz. 2 năm sau, Sojitz hợp tác với Tập đoàn NittoBest thành lập Japan Best Foods (JBF), nhắm đến thị trường sản xuất thực phẩm đông lạnh. JBF đặt trụ sở trong khu công nghiệp Long Đức cũng do Sojitz quản lý, nhằm sản xuất và cung cấp thực phẩm cho các chuỗi bán lẻ và nhà hàng, bao gồm cả Ministop và các siêu thị lớn nhỏ.

Những năm gần đây, Sojitz vẫn tiếp tục tạo dấu ấn trên thị trường Việt Nam. Năm 2018, Tập đoàn triển khai 2 cú bắt tay chiến lược. Đầu tiên là thương vụ chi 91 triệu USD (hơn 2 ngàn tỷ đồng) thâu tóm Giấy Sài Gòn. Tính đến nay (theo cập nhật đến tháng 08/2023), Giấy Sài Gòn có vốn điều lệ gần 2,082 tỷ đồng, Sojitz nắm 97.74% và ông Shumpei Yamada làm CEO.

Thương vụ này cho thấy Sojitz đang nhắm đến nhu cầu sử dụng giấy bìa cứng và khăn giấy đang ngày một tăng của các quốc gia Đông Nam Á.

Kế đó, cuối tháng 09/2018, Sojitz chi hơn 817 tỷ đồng mua 13.4 triệu cp phát hành của PAN Group (HOSE: PAN), qua đó nắm giữ 10% cổ phần Doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp và thực phẩm này.

Mối quan hệ của PAN và Sojitz không dừng lại ở “hợp tác”, mà còn đứng dưới vai trò tư vấn. Sojitz cam kết sẽ hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh của đối tác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ về logistics, tư vấn, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, phân phối các sản phẩm nhằm gia tăng doanh số bán hàng và gia tăng hiệu quả hoạt động của các công ty trong tập đoàn; đồng thời, giới thiệu và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới cho PAN. Ngược lại, PAN sẽ hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh của Sojitz tại thị trường Việt Nam.

Năm 2023, Sojitz tiếp tục gây chú ý trong ngành thực phẩm Việt Nam. Bên cạnh việc khởi động xây tổ hợp kinh doanh thịt bò cùng Vinamilk, Tập đoàn còn thâu tóm Đại Tân Việt (New Viet Dairy) - nhà bán buôn thực phẩm thương mại lớn nhất Việt Nam với 40% thị phần.

Hiện tại, Sojitz có đơn vị chuyên xử lý việc nhập khẩu và bán thịt bò Bắc Mỹ và Úc, cũng như tiếp thị cho hoạt động kinh doanh liên quan đến chăn nuôi ở thị trường quê hương.

Sojitz thâu tóm nhà phân phối nguyên liệu và sản phẩm sữa lớn nhất Việt Nam

Sojitz kinh doanh ra sao?

Về kết quả kinh doanh, Sojitz kết thúc nửa đầu năm tài chính (kết thúc vào tháng 03/2024) với kết quả đi xuống. Doanh thu nửa đầu kỳ đạt gần 1.2 ngàn tỷ yên (tương đương khoảng 198 ngàn tỷ đồng), giảm nhẹ so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 14.3% còn 13.5%. Lãi ròng gần 48 tỷ yên (gần 8 ngàn tỷ đồng), giảm 39%.

Lãi ròng của Sojitz trong năm 2023
Nguồn: Sojitz

Chiếm phần lớn tỷ trong lợi nhuận của Sojitz là mảng khai thác kim loại và khoáng sản, đạt 18.5 tỷ yen (giảm 56% so với cùng kỳ). Mảng tiêu dùng và nông nghiệp cũng giảm 39%, còn 3.5 tỷ yên. Riêng lợi nhuận mảng bán lẻ tăng mạnh lên 9.1 tỷ yên, gấp 9 lần cùng kỳ.

Doanh nghiệp dự báo lợi nhuận ròng trong năm tài chính sẽ đạt 95 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tập trung ODA cho 5 lĩnh vực trọng tâm (18/12/2023)

>   Doanh nghiệp 'kêu' phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra (18/12/2023)

>   Aeon muốn mở thêm hai trung tâm thương mại ở Cần Thơ và Bắc Giang (18/12/2023)

>   Apple chuyển nguồn lực kỹ thuật quan trọng tới Việt Nam (18/12/2023)

>   Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Có vụ án phải đưa lên máy bay 3 tạ tài liệu chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM (18/12/2023)

>   Nhật Bản sẽ hỗ trợ 55 tỷ Yên cho ASEAN nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ (18/12/2023)

>   Nạn nhân kể về các chiêu huy động vốn của Công ty VietNam Capital (17/12/2023)

>   Mua bán hoá đơn hàng ngàn tỉ đồng, Bộ Tài chính nêu "kẽ hở" (16/12/2023)

>   Đại gia Nguyễn Cao Trí bị cáo buộc muốn chiếm đoạt đến cùng 1.000 tỷ của bà Trương Mỹ Lan (16/12/2023)

>   Bình Định phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế biển (16/12/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật