Thứ Năm, 21/12/2023 19:02

Cà phê sẽ ngày càng trở nên đắng và đắt đỏ vì biến đổi khí hậu

Tại Việt Nam, nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới, nông dân cũng không tránh khỏi tác động của hiện tượng thời tiết ngày càng thất thường.

Đối với những người yêu thích cà phê, cà phê đang trở nên đắng và đắt đỏ hơn khi biến đổi khí hậu tàn phá các khu vực trồng cà phê quan trọng của thế giới.

Người tiêu dùng sẽ phải quen với một hương vị khác của cà phê?

Thời tiết thất thường khiến cây cà phê ở khắp nơi gặp nguy hiểm. Tại Việt Nam, hồi chuông cảnh báo đang vang lên rất rõ ràng.

“Chúng tôi phải đào sâu hơn để lấy nước”, bà Trần Thị Liên, 46 tuổi, người quản lý một trang trại cà phê rộng 1 ha ở tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên. “Có năm chúng tôi không có đủ nước tưới. Rồi một số năm lại mưa quá nhiều”.

Điều kiện trồng trọt khó khăn hơn đã khiến nông dân Việt Nam đặt câu hỏi về giá trị của cà phê. Một số người đã nhổ cây cà phê để trồng tiêu đen và sầu riêng, hai nông sản phổ biến ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Nguồn cung giảm đã đẩy giá cà phê robusta năm nay lên mức cao nhất kể từ ít nhất năm 2008, và nhiệt độ tăng lên đồng nghĩa với sản lượng trong tương lai sẽ tiếp tục giảm.

Cà phê là ngành công nghiệp trị giá khoảng 200 tỷ USD, trải dài từ các trang trại nhỏ trên khắp Brazil hoặc Indonesia cho đến các nhà rang xay và sản xuất thành phẩm, chẳng hạn như Nestle SA. Theo truyền thống, những người bán hàng như chuỗi Starbucks Corp. ưa chuộng loại arabica nhẹ hơn, thơm hơn, trong khi robusta thường được sử dụng cho cà phê hòa tan.

Nhưng người tiêu dùng sẽ phải quen với một hương vị khác. Một nghiên cứu năm 2022 về các cây trồng nhiệt đới bao gồm cà phê arabica, cũng như bơ và hạt điều, cho thấy cà phê dễ bị ảnh hưởng nhất trước biến đổi khí hậu, do các vùng thích hợp để trồng loại cây này trên toàn cầu bị thu hẹp chủ yếu khi nhiệt độ tăng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cần phải thích nghi, bao gồm cả việc thay thế cà phê arabica bằng cà phê robusta cứng hơn.

Nestle, nhà sản xuất Nespresso và Nescafe của Thụy Sĩ, nằm trong số những công ty đang vật lộn với sự thay đổi này.

Philipp Navratil - Giám đốc chiến lược cà phê toàn cầu của Nestle, cho biết: “Các ước tính cho thấy rằng 30 năm nữa, về cơ bản 50% diện tích đất trồng cà phê như chúng ta biết ngày nay sẽ không còn khả năng sản xuất cà phê nữa nếu tình trạng biến đổi khí hậu không được giải quyết.

Nestle là công ty tiêu thụ cà phê robusta lớn, trung bình người tiêu dùng trên toàn thế giới uống hơn 6,000 cốc Nescafe mỗi giây. Công ty này chi 700 triệu USD mỗi năm để mua khoảng 1/4 sản lượng cà phê của Việt Nam.

Năm ngoái, họ cho biết sẽ đầu tư hơn 1 tỷ franc Thụy Sĩ (1.2 tỷ USD) trong năm 2030 để khuyến khích những trang trại cung cấp nguyên liệu cho Nescafe sử dụng các phương pháp canh tác bền vững hơn trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt đe dọa mùa màng. Trong đó bao gồm việc thay thế những cây cà phê hiện có bằng những giống có thể đối phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, ngay cả những giống cà phê cứng nhất cũng sẽ gặp khó khăn khi nhiệt độ tăng lên.

Jennifer Vern Long - Giám đốc điều hành của World Coffee Research, một tổ chức toàn cầu của ngành cà phê, cho biết: “Robusta không phải là vũ khí thần kỳ để chống lại biến đổi khí hậu. Nó có khả năng chịu hạn tốt hơn và chống lại một số bệnh tật cũng như sâu bệnh, nhưng chúng tôi vẫn đang tìm hiểu các giới hạn của cà phê robusta”.

Nguy cơ thiếu cà phê

Trong báo cáo tháng 10, World Coffee Research cho biết thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu cà phê robusta lên tới 35 triệu bao vào năm 2040 khi xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng và tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất. Thế giới hiện sản xuất gần 80 triệu bao cà phê robusta mỗi năm.

Ông Long cho biết biến đổi khí hậu có thể dẫn đến năng suất thấp hơn đáng kể, từ đó sẽ khiến hàng triệu nông dân sản xuất nhỏ, những người sản xuất ra 60% sản lượng cà phê của thế giới, dễ bị ảnh hưởng.

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 bởi các tác giả từ các tổ chức uy tín, thời kỳ khô hạn và tình trạng thiếu nước tưới kéo dài ở Việt Nam trong những năm gần đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của các trang trại trồng cà phê robusta ở Tây Nguyên.

Dưới áp lực của tình trạng nắng nóng và thiếu nước, bà Liên nhận thấy lợi ích của các biện pháp canh tác bền vững, bao gồm cả những biện pháp được Nestlé hỗ trợ. Bà và những người hàng xóm đã cắt giảm phân bón hóa học và tạo bóng mát cho cây cà phê để chúng ít phải tiếp xúc với ánh nắng gay gắt. Bà còn trồng tiêu đen và trầu để tận dụng diện tích trồng.

Bà Liên, người bắt đầu trồng cà phê gần 30 năm trước, cho biết: “Khi áp dụng điều này, chúng tôi có thêm thu nhập và có thể tiết kiệm rất nhiều lao động. Bây giờ tôi thấy cà phê của mình phát triển tốt hơn, năng suất tốt hơn”.

Kim Dung (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá cà phê tăng cao kỷ lục, châu Âu chỉ trông chờ vào Việt Nam (21/12/2023)

>   Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hồng Kông: Cơ hội nhiều nhưng thách thức không ít (21/12/2023)

>   Trung Quốc chi 1,3 tỷ USD mua một loại tinh bột, Việt Nam cung cấp 800.000 tấn (20/12/2023)

>   Điểm tối trong bức tranh sáng xuất khẩu sầu riêng tỉ đô (15/12/2023)

>   Triệu tấn cam bưởi đổ bộ, có loại cam giá mỗi kg chỉ bằng cốc trà đá (15/12/2023)

>   Thị trường dầu phục hồi, nhóm nông sản ‘đua nhau’ giảm giá (14/12/2023)

>   Dưa hấu Việt Nam sẽ xuất khẩu chính ngạch qua Trung Quốc (14/12/2023)

>   Chi 3 tỷ USD gom mua, loại hạt từ Bờ Biển Ngà đổ bộ Việt Nam (13/12/2023)

>   Nông sản tỷ USD Việt Nam đang xuất khẩu Trung Quốc (12/12/2023)

>   Gạo Việt quay đầu giảm giá vẫn đắt nhất thế giới, gạo Thái Lan tăng mạnh (11/12/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật