Thứ Sáu, 17/11/2023 20:42

Vì sao ở Việt Nam vẫn tồn tại thói quen "mua vàng ở đâu phải bán ở đó"?

Thị trường vàng Việt Nam hàng chục năm qua vẫn còn tình trạng "mua đâu bán đó", vì niềm tin vào chất lượng vàng trang sức của các đơn vị sản xuất và kinh doanh chưa cao.

Đó là ý kiến của ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), đưa ra tại hội thảo "về chất lượng vàng trang sức tại Việt Nam", do VGTA phối hợp với Hội đồng vàng thế giới (WGC) và Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) tổ chức ngày 17-11.

Theo ông Đinh Nho Bảng, nhu cầu mua vàng trang sức ở thị trường Việt Nam ngày càng lớn. Từ mua vàng để dành, tích trữ sang làm đẹp nên các sản phẩm vàng phân khúc trung và cao cấp còn nhiều dư địa tăng trưởng trong những năm tới. Có điều, một thực tế vẫn tồn tại đến giờ là tình trạng "mua đâu bán đó".

"Còn tình trạng mua vàng trang sức ở đâu, bán ở đó, tức là vàng chưa bảo đảm chất lượng, chưa tạo được niềm tin cho cả doanh nghiệp và khách hàng" - ông Bảng nói.

Vì sao ở Việt Nam vẫn tồn tại thói quen mua vàng ở đâu phải bán ở đó? - Ảnh 1.

Nhu cầu mua vàng trang sức để làm đẹp, để dành của người dân luôn có

Thực tế, thị trường vàng cả nước hiện có gần 6.000 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được cấp giấy chứng nhận nhưng số lượng doanh nghiệp có thương hiệu lớn chưa nhiều. Chất lượng vàng của các doanh nghiệp nhỏ lẻ, hộ gia đình nhiều nơi chưa được bảo đảm. Vì vậy, phổ biến là hàng trang sức người dân mua ở đâu thì bán ở đó, nếu bán tiệm vàng khác sẽ bị mất giá vì chất lượng chưa bảo đảm và sản phẩm vàng trang sức của họ chưa đạt thương hiệu mà người tiêu dùng ưa chuộng

Cũng theo VGTA, phần lớn doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức nhỏ lẻ chưa có thương hiệu, nên việc lưu thông rộng rãi còn khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực cải thiện và đồng nhất về chất lượng để khách hàng có thể "mua nơi này, bán nơi kia" một cách dễ dàng mà quyền lợi vẫn được bảo đảm.

"Chất lượng sản phẩm vàng trang sức đóng vai trò quyết định để phát triển thị trường này tại Việt Nam, đặc biệt ngoài chất lượng sản phẩm là tuổi vàng, trọng lượng vàng đúng như công bố… thì mẫu mã và dịch vụ sau bán hàng cũng là yếu tố quan trọng" - ông Đinh Nho Bảng nói.

Một trong những khó khăn của doanh nghiệp vàng hiện tại, theo VGTA, là thiếu nguồn nguyên liệu vàng để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Nhu cầu vàng nguyên liệu của các doanh nghiệp ước tính mỗi năm khoảng 20 tấn vàng. Nhưng khoảng chục năm nay, từ khi có Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho doanh nghiệp nào nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất trang sức, mỹ nghệ.

Liên quan đến giá vàng, tới 16 giờ ngày 17-11, giá vàng trang sức, vàng nhẫn 24K các loại được các doanh nghiệp giao dịch quanh 59,15 triệu đồng/lượng mua vào, 60,15 triệu đồng/lượng bán ra, tăng thêm 50.000 đồng/lượng so với buổi sáng và đang ở mức cao nhất trong lịch sử.

Tin, ảnh: Thái Phương

Người lao động

Các tin tức khác

>   Trung Quốc nắm giữ vàng gấp 15 lần công bố, giá vàng sẽ lên 100 triệu đồng/lượng (17/11/2023)

>   Vàng tăng 1% nhờ kỳ vọng Fed ngừng nâng lãi suất (17/11/2023)

>   Vàng thế giới tăng lên 1,950 USD/oz (14/11/2023)

>   Giá vàng hôm nay 12-11: Vàng nhẫn 24K lao dốc (12/11/2023)

>   Nhận định diều hâu của Chủ tịch Fed đẩy vàng thế giới giảm hơn 1% (11/11/2023)

>   Vàng thế giới tăng nhẹ nhưng palladi rớt mốc 1,000 USD/oz (10/11/2023)

>   Vàng thế giới tiếp tục thụt lùi khi nhà đầu tư tìm kiếm manh mối lãi suất từ Fed (09/11/2023)

>   Vàng xuống thấp nhất 2 tuần, palladi chạm đáy 5 năm (08/11/2023)

>   Vàng thế giới giảm gần 1% chờ đợi tín hiệu từ các quan chức Fed (07/11/2023)

>   Giá vàng hôm nay 5-11: Vàng nhẫn ở đỉnh, vàng SJC lại rớt mạnh (05/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật