Thứ Ba, 28/11/2023 15:33

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: Dù sụt giảm, thị trường M&A Việt Nam vẫn hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài

Đó là nội dung bài phát biểu của ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam năm 2023 được tổ chức vào chiều 28/11/2023.

Theo dữ liệu từ KPMG Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2023, thị trường M&A Việt Nam có 265 giao dịch, đạt giá trị hơn 4.4 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ. Giá trị trung bình các thương vụ đạt 54.5 triệu USD, cho thấy sự chuyển hướng của nhà đầu tư sang các khoản đầu tư chiến lược cần nhiều tiềm lực tài chính hơn.

Tuy vậy theo ông Trần Duy Đông, thị trường M&A Việt Nam vẫn tiếp tục được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là hấp dẫn.

Thứ trưởng Trần Duy Đông của Bộ KH&ĐT

M&A toàn cầu khó khăn

Theo Thứ trưởng, kinh tế thế giới đang tiếp tục tăng trưởng thấp, bao gồm cả các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam. Thương mại toàn cầu phục hồi chậm, tiềm ẩn sự bất ổn về nguồn cung, nhất là các mặt hàng chiến lược như năng lượng, lương thực, chất bán dẫn.

Nguy cơ nợ công, rủi ro trên các thị trường tài chính - ngân hàng, bất động sản gia tăng tại một số nước. Áp lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư gia tăng - đặc biệt với việc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ được áp dụng tại một số quốc gia từ năm 2024 - dự báo có khả năng dẫn đến những sự chuyển hướng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, trong đó dòng vốn thông qua kênh M&A.

Nhiều kết quả khảo sát của các tổ chức uy tín trên thế giới cho thấy hoạt động M&A toàn cầu năm 2023 đang diễn ra không thuận lợi. Một trong những nguyên nhân chính là việc Fed không ngừng tăng lãi suất khiến chi phí tài chính gia tăng, giá tài sản giảm.

Theo nghiên cứu của công ty dữ liệu và phân tích GlobalData, tổng số thương vụ M&A tính đến hết tháng 10 đã giảm 16.8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó số thương vụ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 11.6%.

Việt Nam sụt giảm nhưng vẫn hấp dẫn?

Nằm trong xu hướng chung, thị trường M&A Việt Nam cũng đang sụt giảm, đặc biệt so với mức đỉnh vào năm 2021 với tổng giá trị thương vụ hơn 10.8 tỷ USD. Tính đến hết tháng 10/2023, theo ước tính của Big4 kiểm toán KPMG, tổng giá trị thương vụ của thị trường Việt Nam mới đạt hơn 4.4 tỷ USD. Theo dự báo, các thương vụ khó có thể đạt đến con số gần 6.8 tỷ USD của năm 2022.

Nhưng theo Thứ trưởng, bên cạnh những vấn đề trên, thị trường M&A Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội và triển vọng nhờ những yếu tố nền tảng đang ngày càng được củng cố. Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách đang được thực hiện theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư - kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A.

Chính phủ Việt Nam cũng đang tiếp tục nghiên cứu để có phản ứng chính sách kịp thời và hiệu quả trước vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu, qua đó tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là các khoản đầu tư quy mô lớn của các tập đoàn đa quốc gia. Hoạt động thoái vốn, tái cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước sau một thời gian bị chậm lại cũng sẽ được đẩy nhanh hơn trong thời gian tới.

Việc thực thi quyết liệt và hiệu quả các giải pháp này sẽ góp phần quan trọng đưa nền kinh tế phục hồi nhanh và bền vững, không chỉ trong năm 2024 mà cả những năm tiếp theo. Khi nền kinh tế phục hồi, niềm tin tiêu dùng được cải thiện, bức tranh tăng trưởng của doanh nghiệp trở nên rõ ràng hơn, kéo theo đầu tư nước ngoài tăng tốc và hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại.

Thứ trưởng trích dẫn báo cáo “Bức tranh lớn: Triển vọng M&A 2024” của S&P Global phát hành ngày 15/11/2023, mặc dù hoạt động M&A toàn cầu chững lại trong gần như suốt năm 2023 nhưng đang có nhiều tác nhân tiềm năng thúc đẩy các nhà tạo lập thương vụ bứt lên trong năm tới. Việc Fed dừng tăng lãi suất tạo ra một môi trường lãi suất ổn định, sẽ thúc đẩy các thương vụ và nâng triển vọng của thị trường M&A toàn cầu trong năm tới.

Trong nước, thị trường đầu tư Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng vẫn tiếp tục được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là hấp dẫn nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa không ngừng tăng nhanh. Tính đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 28.85 tỷ USD, tăng 14.8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt gần 5.97 tỷ USD, hơn cùng kỳ 46.4%.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   Victory Capital thay 5 Tổng Giám đốc trong hơn hai năm (28/11/2023)

>   SSB: Thông báo giao dịch cổ phiếu ESOP của người nội bộ Nguyễn Thị Thu Hương và Đào Minh Nguyệt (28/11/2023)

>   Cổ phiếu tăng trần trước tin YEG sắp phát hành hơn 55 triệu cp thưởng (27/11/2023)

>   EVF: Thông báo giao dịch cổ phiếu ESOP của người nội bộ Lê Long Giang (27/11/2023)

>   HAG bất ngờ hủy danh sách nhà đầu tư tham gia đợt phát hành 1,300 tỷ (25/11/2023)

>   VIC: CBTT về việc điều chỉnh, bổ sung phương án phát hành ESOP và các vấn đề liên quan (24/11/2023)

>   VIC121004: Điều chỉnh phương án phát hành ESOP và các việc liên quan (24/11/2023)

>   VIC121003: Điều chỉnh phương án phát hành ESOP và các việc liên quan (24/11/2023)

>   VIC121005: Điều chỉnh phương án phát hành ESOP và các việc liên quan (24/11/2023)

>   Giá cổ phiếu lập đỉnh lịch sử, một công ty công nghệ sắp chia thưởng tỷ lệ 40% (24/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật