Thứ Bảy, 18/11/2023 18:59

Phát huy giá trị cộng đồng của mô hình Hội quán ở vùng đất Sen hồng

Mô hình Hội quán là ngôi nhà chung của người nông dân, là kết quả tích cực của quá trình triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp và mang đậm bản chất giá trị cộng đồng.

Trong khuôn khổ Ngày Hội quán Đất Sen hồng lần I Đồng Tháp, chiều 18-11 đã diễn ra hội thảo Phát huy giá trị cộng đồng của Hội quán.

Hội thảo còn có sự tham dự của Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Quốc Phong. Ảnh: HD

Hội thảo còn có sự tham dự của Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Quốc Phong. Ảnh: HD

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết: Mô hình Hội quán nông dân của tỉnh Đồng Tháp được thành lập hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện của người nông dân và được xuất phát từ nhu cầu của chính của nông dân, do nông dân đồng lòng lập ra để cùng sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, các kỹ thuật mới trong sản xuất, cập nhật thông tin về thị trường, tiêu thụ nông sản thời hội nhập.

Hội thảo Phát huy giá trị cộng đồng của Hội quán còn có sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ một số tỉnh, thành trong cả nước và chuyên gia nước ngoài

Hội thảo Phát huy giá trị cộng đồng của Hội quán còn có sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ một số tỉnh, thành trong cả nước và chuyên gia nước ngoài

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp

Sau 7 năm thành lập, hiện toàn tỉnh đã có 145 Hội quán, với 7.580 thành viên (có 127/143 xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 mô hình Hội quán). Hội quán hoạt động đa dạng các loại hình từ sản xuất cây ăn trái, lúa, hoa kiểng, đến chăn nuôi, sản xuất… và đã thành lập được 35 HTX mới từ Hội quán.

“Mô hình Hội quán đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và là nền tảng vững chắc cho việc chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp từ “lượng” sang “chất; giúp giải được bài toán “liên kết - hợp tác” giữa các nông dân với nhau, chuyển đổi mạnh mẽ tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”. Đây được xem là ngôi nhà chung của người nông dân, là kết quả tích cực của quá trình triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và mang đậm bản chất giá trị cộng đồng”, ông Minh đánh giá.

Gắn kết nông dân, cùng nhau làm giàu

Là Hội quán được thành lập đầu tiên (tháng 7-2016) ở tỉnh Đồng Tháp, Canh Tân Hội quán (xã An Nhơn, huyện Châu Thành) thời gian qua đã làm tốt vai trò của mình.

Chia sẻ về sự phát triển của Hội quán, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ nhiệm Canh Tân Hội quán cho biết Hội quán là trung tâm của 3 ấp cù lao An Hòa, Tân Hòa, Tân An cũng là thủ phủ của vùng đất trồng nhãn Châu Thành và là vùng nuôi trồng thủy sản tập trung của huyện. Hàng năm nơi đây cung cấp cho thị trường hàng nghìn tấn nhãn và hàng chục nghìn tấn cá tra nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và tham gia xuất khẩu.

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Hội quán - nhãn long huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Hội quán - nhãn long huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

Từ sự hình thành của Canh Tân Hội quán đã thành lập HTX nông sản an toàn An Hòa hoạt động vào tháng 12-2017 đã mở thêm hướng đi mới cho cây nhãn trên vùng đất cù lao. Đồng thời xúc tiến cho thành viên tham gia đăng ký cấp mã số vùng trồng xuất khẩu; áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Liên kết với các doanh nghiệp để giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát. Tính đến nay HTX đã được cấp 23 mã số vùng trồng với diện 550 ha xuất khẩu sang các thị trường như: Mỹ, Úc, New Zealand, EU, Trung Quốc và Nhật Bản.

Ông Trần Phú Hậu, Thành viên Minh Tâm Hội quán xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh cho biết được thành lập từ tháng 9-2016, đến nay Minh Tâm Hội quán đã khẳng định được vai trò của mình trong việc tập hợp nông dân cùng nhau bàn bạc về thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế gia đình. Điển hình là dịch vụ Cây xoài nhà Tôi.

Ông Trần Phú Hậu, Thành viên Minh Tâm Hội quán. Ảnh: HD

Ông Trần Phú Hậu, Thành viên Minh Tâm Hội quán. Ảnh: HD

“Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, địa phương và các ngành chuyên môn bà con chúng tôi nhiều lần được chuyển giao công nghệ khoa học chúng tôi đã biết ứng dụng nhật ký điện tử thông qua mã QR trên phần mềm facefarm. Qua ứng dụng mã QR này người mua Cây xoài nhà Tôi sẽ dễ dàng hơn trong việc theo dõi được quy trình chăm sóc cây xoài của mình sở hữu. Chúng tôi đã biết bán cây xoài qua sàn thương mại điện tử, từ đó được nhiều khách hàng biết đến hơn”, ông Hậu chia sẻ.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thăm vườn xoài của nông dân dân

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thăm vườn xoài của nông dân dân

Theo ông Hậu, hiện Mỹ Xương không chỉ có sản xuất xoài độc canh mà còn sản xuất kinh tế theo hướng đa tầng; vừa sản xuất xoài an toàn theo hướng hữu cơ và tận dụng những khoảng trống để trồng rau nuôi thỏ, lấy phân thỏ ủ phân hữu cơ bón lại cho cây xoài. Còn dưới ao tận dụng phế phẩm từ trái xoài để nuôi ốc bươu đen tăng thu nhập.

Theo cách sản xuất đa tầng trên 5.000m2 vườn nhà mỗi năm tôi thu hoạch trên dưới 500 triệu Ngoài ra, Mỹ Xương vừa ra mắt mô hình du lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp, tiếp đón nhiều đoàn khách tham quan trong và ngoài nước, bước đầu tạo thêm động lực để phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thẳng thắng nhìn nhận yếu tố về giá trị cộng đồng trong Hội quán vẫn còn một vài điểm hạn chế như: Sự thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp ở một số thành viên Hội quán đôi lúc chưa theo kịp; tính chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp còn chậm; tính liên kết hợp tác trong một số lĩnh vực còn chưa bền vững. Công tác tham gia bảo vệ môi trường chưa bền vững ở nông thôn; nhiều mô hình ở Hội quán được phát triển nhưng lại chưa gắn kết nhiều với phát triển du lịch...

6 vai trò đặc trưng và riêng của Mô hình Hội quán

Thứ nhất, góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Thứ hai, xây dựng được mã vùng trồng, nhãn hiệu riêng cho nông sản gắn với truy xuất nguồn gốc, giúp tiếp cận thị trường

Thứ ba, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của địa phương

Thứ tư, giúp người dân có cơ hội được tiếp cận với tiến bộ, khoa học, kỹ thuật, quá trình trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp một cách dễ dàng và thuận lợi hơn

Thứ năm, phát triển các loại hình hợp tác

Thứ sáu, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc Xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

HẢI DƯƠNG

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Quản lý thị trường Kiên Giang phạt 2 hộ kinh doanh phân bón vi phạm (18/11/2023)

>    Ngành gỗ, nội thất Việt trình làng loạt cải cách (18/11/2023)

>   TP Quy Nhơn quy hoạch không gian phát triển kinh tế đêm (18/11/2023)

>   Đà Nẵng ‘chào hàng’ nguồn nhân lực bán dẫn với Tập đoàn Intel (18/11/2023)

>   Giá thông tươi tiền triệu vẫn hút người mua mùa Noel (18/11/2023)

>   Cùng 1 công việc, lương nữ giới chỉ bằng 80% nam giới (18/11/2023)

>   TPHCM đứng đầu chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (18/11/2023)

>   Giá xăng dầu được điều hành vào thứ Năm hàng tuần (18/11/2023)

>   Quảng bá du lịch Bà Rịa- Vũng Tàu qua âm nhạc, ánh sáng (18/11/2023)

>   Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam: Samsung giữ vững ngôi đầu (17/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật