Thứ Năm, 23/11/2023 16:02

Gỡ vướng mắc thuế cho hơn 500 doanh nghiệp TP.HCM

Nhiều vướng mắc về hóa đơn điện tử, vướng mắc thuế giá trị gia tăng (VAT)... của hàng trăm doanh nghiệp đã được Cục Thuế TP.HCM giải đáp tại hội nghị đối thoại.

Ngày 23-11, Cục Thuế TP.HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức hội nghị Đối thoại nhằm phổ biến những chính sách thuế mới và giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc thuế, khó khăn liên quan đến lĩnh vực thuế.

Hội nghị thu hút hơn 570 đại diện của các doanh nghiệp đăng ký tham dự, tiếp nhận và giải đáp hơn 120 câu hỏi.

Nội dung thắc mắc của doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến hóa đơn điện tử, các vấn đề về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…

Doanh nghiệp đặt câu hỏi trực tiếp hoặc gửi trước đều được Cục Thuế TP.HCM hướng dẫn, giải đáp cụ thể. Ảnh: QH

Làm gì khi khách hàng không lấy hóa đơn?

Đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Tức Thời cho biết doanh nghiệp là công ty vận chuyển, có một số khách không có nhu cầu lấy hóa đơn, vậy có còn được ghi “người mua/khách lẻ không lấy hóa đơn” không và trong trường hợp khách không muốn để lại thông tin, địa chỉ thì phải làm gì; khi hóa đơn xuất cho khách không có nhu cầu lấy hóa đơn sẽ phải xuất theo 1 ngày hay 1 tháng/lần; Mỗi hóa đơn ứng với duy nhất 1 khách hàng hay có thể gộp chung nhiều khách hàng?

Trả lời câu hỏi này, đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết trường hợp Công ty Tức Thời có thực hiện cung cấp dịch vụ vận chuyển thì công ty thực hiện lập hóa đơn không phân biệt giá trị từng lần cung cấp dịch vụ theo quy định Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020.

Trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn thì công ty vẫn phải lập hóa đơn và nội dung của hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020 của Chính phủ.

Hóa đơn điện tử có sai sót phải làm sao?

Nhiều doanh nghiệp cũng thắc mắc trường hợp xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế nếu gặp sai sót thì phải xử lý ra sao?

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Cục phó Cục Thuế TP.HCM cho biết hóa đơn điện tử đã xuất mà người mua hoặc người bán phát hiện có những sai sót như sai mã số thuế, số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng… đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.

Trường hợp theo quy định hoá đơn được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.

Ví dụ: Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn… Khi có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh trên bảng tổng hợp mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.

Hội nghị đối thoại với Cục Thuế <span>TP.HCM</span> thu hút hơn 570 đại diện của các doanh nghiệp. Ảnh: QH

Hội nghị đối thoại với Cục Thuế TP.HCM thu hút hơn 570 đại diện của các doanh nghiệp. Ảnh: QH

Khôi phục hóa đơn điện tử đã bị hủy

Đại diện Cục Thuế TP.HCM cũng thông tin rõ về thắc mắc khôi phục hóa đơn điện tử đã bị hủy.

Cụ thể, Cục Thuế TP cho biết hệ thống hóa đơn điện tử đã tự động xử lý và ghi nhận đúng trạng thái người nộp thuế gửi đến và không có quyền điều chỉnh trạng thái hóa đơn của người nộp thuế.

Khi tra cứu trên cổng của cơ quan thuế các hóa đơn này sẽ thể hiện thông tin là hóa đơn đã bị hủy. Trường hợp người nộp thuế gửi mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế với tính chất “hủy” thì không thể khôi phục trạng thái của hóa đơn đã hủy.

Cục Thuế cũng lưu ý đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, người nộp thuế có thể sử dụng đồng thời của nhiều nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

Đây là Hội nghị đối thoại trực tiếp lần thứ 239 của Hệ thống Đối thoại Doanh nghiệp – Chính quyền Thành phố.

Tính từ năm 2002 đến nay, Cục Thuế TP.HCM đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) tổ chức hơn 93 Hội nghị đối thoại trực tiếp và trực tuyến, thu hút gần 18.900 doanh nghiệp (hơn 21.500 người) tham dự và trả lời hơn 5.200 câu hỏi của doanh nghiệp.

QUANG HUY

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Vàng miếng SJC tuột khỏi mốc 72 triệu, vàng nhẫn vẫn tăng (23/11/2023)

>   Hàng loạt giải pháp cho ngành công nghiệp tái chế bắt nhịp với quy định EPR (23/11/2023)

>   Giá USD tại ngân hàng rẻ hơn 'chợ đen' tới 200 đồng (23/11/2023)

>   Kỳ điều hành đầu tiên theo quy định mới, giá xăng giảm hơn 500 đồng/lít (23/11/2023)

>   Đà Lạt không chấp thuận đổi tên Nhà hàng Thuỷ Tạ thành Nhà hàng HV (23/11/2023)

>   Đầu tư gần 350 tỉ đồng xây dựng khu neo đậu, cảng cá ở Quảng Bình (23/11/2023)

>   Doanh nghiệp Việt Nam – Đan Mạch hợp tác phát triển nông nghiệp xanh, bền vững (23/11/2023)

>   Biểu giá điện mới: Tăng mạnh với hộ sử dụng nhiều (23/11/2023)

>   Bản tin kinh tế 22/11: Biểu giá điện mới; giảm thời gian cấp phép xây dựng (22/11/2023)

>   Giá sầu riêng 'nhảy múa' từng ngày, cửa hàng khuyến mãi lạ (22/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật