Thứ Hai, 06/11/2023 14:24

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sau sáp nhập huyện, xã đã có tới 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết quá trình sắp xếp huyện, xã, hiện đã xử lý được khoảng 90% tài sản công, còn 10% với gần một ngàn tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

Sáng 6/11, tại phiên chất vấn của Quốc hội, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (đoàn Hưng Yên) đề cập tới những bất cập trong vấn đề quản lý tài sản công, điển hình là câu chuyện các trụ sở công bị bỏ không sau sáp nhập, gây lãng phí.

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai

Theo đại biểu, thời gian qua và sắp tới, nhiều đơn vị hành chính cấp xã, huyện đã và sẽ được sáp nhập. Tuy nhiên, việc sắp xếp trụ sở các đơn vị thuộc diện sáp nhập còn chậm; một số trụ sở bỏ trống, gây lãng phí, trong khi đó nhiều cơ quan đang phải sử dụng chung, nhiều trụ sở chật chội, xuống cấp, không đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ công chức.

Đại biểu đề nghị làm rõ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp căn cơ cho vấn đề trên.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc quản lý tài sản công thuộc trách nhiệm của cơ quan các cấp. Trong đó, tài sản công của cơ quan T.Ư, bộ, ngành quản lý thì trách nhiệm thuộc Chính phủ, cơ quan tham mưu trực tiếp là Bộ Tài chính, cơ quan trực tiếp quản lý là các bộ, ngành.

Còn lại, đa số tài sản công khi sắp xếp các huyện, xã thuộc quản lý của UBND tỉnh. Hiện nay, theo số liệu của Bộ Tài chính, khoảng 90% tài sản công đã được xử lý, còn 10% - tương ứng khoảng 1,000 tài sản công vẫn chưa được xử lý, trong đó khoảng 500 tài sản công đang bỏ không, tạo nên sự lãng phí.

Về nguyên nhân, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, khi chuyển tài sản công, nhiều cơ quan, đơn vị không có nhu cầu. Đặc biệt, khi muốn định giá để bán tài sản công, việc tìm được cơ quan định giá là rất khó; việc bán tài sản công cũng không dễ dàng.

Chưa kể, tài sản công muốn chuyển sang định giá thì phải được phê duyệt lại quy hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phải làm một loạt thủ tục, nên sẽ khó.

Từ thực tiễn trên, ông Phớc cho biết, Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện việc xử lý tài sản công. Sắp tới, bộ sẽ làm việc để hướng dẫn thêm, đảm bảo đưa tài sản công vào sử dụng, phát huy hiệu quả.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn

Đề xuất sửa luật Quản lý tài sản công

Cũng liên quan đến vấn đề tài sản công, đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) phản ánh về những vướng mắc trong lĩnh vực này, khi hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính, đất đai còn chưa đầy đủ, đồng bộ. Một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành vẫn còn bất cập và chậm.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ, với trách nhiệm của cơ quan tham mưu cho Chính phủ thì Bộ trưởng đã có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng chậm ban hành các văn bản liên quan đến quản lý tài sản công?.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay đã có luật Quản lý tài sản công năm 2017. Sau khi luật ra đời, Chính phủ đã ban hành 20 nghị định và Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quyết định, Bộ Tài chính đã ban hành 15 thông tư hướng dẫn.

Ông Phớc khẳng định, lĩnh vực tài sản công liên quan đến tất cả các ngành, các cấp, từ cấp xã lên đến cấp T.Ư nên phạm vi quản lý rất lớn. Quản lý tài sản công thể hiện trách nhiệm của người được giao quản lý trong việc phát huy và sử dụng hiệu quả của tài sản công.

Trước những phát sinh thời gian qua, Bộ Tài chính đang đề xuất Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa luật Quản lý tài sản công. Theo ông, luật này ban hành năm 2017, đến nay nảy sinh bất cập khi chưa bao quát hết một số hành vi liên quan đến quản lý tài sản công, do vậy cần sửa đổi cho phù hợp.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Chính phủ tập trung tái cơ cấu đầu tư công để tránh dàn trải, kém hiệu quả (06/11/2023)

>   Để kinh tế Việt Nam đứng vững trước các bất ổn địa chính trị quốc tế (06/11/2023)

>   Kỳ vọng phục hồi kinh tế trải qua thử thách cực độ tại thị trường chứng khoán (06/11/2023)

>   Lý do 27 tỉnh, thành xin trả lại hơn 5.500 tỷ đồng vốn vay (05/11/2023)

>   Cải cách tổng thể tiền lương từ 1/7/2024, lương công chức sẽ tiệm cận khối doanh nghiệp (05/11/2023)

>   Tuần làm việc thứ 3 Quốc hội: Tập trung công tác lập pháp và giám sát (05/11/2023)

>   Xu hướng phục hồi ngày càng rõ nét trên cả 3 động lực của nền kinh tế (04/11/2023)

>   Đề xuất thí điểm 7 chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia (03/11/2023)

>   Nhận diện điểm nghẽn của nền kinh tế (03/11/2023)

>   Đại biểu Vũ Tiến Lộc: Thể chế tốt thì khai thông nguồn lực và giúp tiền đẻ ra tiền (01/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật