Thứ Năm, 26/10/2023 10:34

Yên Nhật xuống đáy 30 năm, sắp phá mốc 150 đổi 1 USD

Đồng Yên sắp mất mốc 150 đổi 1 USD, từ đó làm dấy lên khả năng Chính phủ Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ và tạo áp lực để NHTW điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Những ngày qua, trái phiếu Mỹ bị bán tháo, lợi suất tăng mạnh và nới rộng khoảng cách với trái phiếu Nhật Bản. Điều này khiến đồng Yên giảm giá về mốc 150 đổi 1 USD, đây là phạm vi từng thôi thúc các cơ quan chức trách can thiệp vào thị trường trong năm 2022. Đà suy yếu của đồng nội tệ diễn ra trong bối cảnh NHTW Nhật Bản sẽ ra quyết định chính sách tiền tệ vào tuần tới.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết ông đang theo dõi diễn biến của đồng Yên với tâm thế khẩn trương. Điều này báo hiệu đà giảm của đồng nội tệ đang gây lo ngại lớn cho các quan chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).

“Đà giảm kéo dài của đồng Yên cũng gây thêm áp lực cho đường lối chính sách của BoJ, liệu có tiếp tục nâng trần lợi suất mục tiêu, hay loại bỏ việc kiểm soát đường cong lợi suất hoặc chấm dứt chính sách lãi suất âm”, Koji Fukaya, Chuyên gia tại Market Risk Advisory ở Tokyo, chia sẻ. Ông nói thêm đồng Yên có lẽ đã chững lại tại thời điểm này vì khả năng can thiệp chính sách cản đà mất giá và khoảng cách lợi suất Mỹ-Nhật cản sự hồi phục.

Trong tháng 9-10/2022, Nhật Bản chi khoảng 9 ngàn tỷ Yên (60 tỷ USD) trong 3 đợt can thiệp khác nhau để hỗ trợ cho đồng Yên, đây là lần can thiệp đầu tiên kể từ năm 1998. Năm nay, đồng nội tệ của xứ mặt trời mọc đã giảm gần 13% so với USD và trở thành đồng tiền có hiệu suất tệ nhất trong nhóm G10.

Hiện đồng Yên đang ở mức 150.25 đổi 1 USD. Trước đó, đồng tiền này từng chạm mức 150.16 đổi 1 USD và châm ngòi cho tin đồn Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ.

Tại thời điểm đó, các quan chức không xác nhận cũng không phủ nhận thông tin can thiệp thị trường. Sau đó, quan chức tiền tệ hàng đầu Nhật Bản Masato Kanda cho biết xứ sở mặt trời mọc sẽ thực hiện các bước đi hợp lý nếu đồng nội tệ giảm quá mức.

Dù mức độ biến động 1 tuần của cặp tỷ giá USD/JPY trong ngày 25/10 chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2019, nhưng điều này cũng không thể cản bước Nhật Bản can thiệp vào thị trường, theo ông Fukaya.

“Nguyên nhân là do các cơ quan điều hành đã điều chỉnh định nghĩa về diễn biến quá mức”, ông nói.

Trước đó trong tháng 10/2023, Shunichi Suzuki, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, cho biết việc đồng Yên biến động dần dần theo 1 hướng có thể đã được xem là quá mức.

Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng trở lại mốc 5%, trong khi lợi suất Nhật Bản chỉ là 0.88%.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới tăng 2 phiên liền do bất ổn Trung Đông (26/10/2023)

>   Dầu tăng vọt hơn 2% trước nỗi lo về Trung Đông (26/10/2023)

>   Lãi suất tăng nóng đang đe doạ bong bóng tín dụng tiêu dùng của Mỹ (25/10/2023)

>   Trung Quốc phát hành 1.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ (25/10/2023)

>   Giới đầu tư tư nhân đối mặt với năm tồi tệ nhất thập kỷ qua (25/10/2023)

>   Vàng nhích nhẹ khi thị trường tập trung vào số liệu kinh tế Mỹ (25/10/2023)

>   Dầu giảm liền 3 phiên sau số liệu kinh tế ảm đạm (25/10/2023)

>   Vàng thế giới hạ nhiệt (24/10/2023)

>   Dầu rớt hơn 2% khi nỗi lo nguồn cung được xoa dịu (24/10/2023)

>   Dòng vốn ồ ạt tháo chạy khỏi Trung Quốc (23/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật