Thứ Ba, 31/10/2023 15:05

"Vua tôm" MPC lỗ hơn 23 tỷ trong quý 3, tồn kho và nợ vay tăng cao

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) công bố BCTC quý 3 với với kết quả lỗ quý thứ hai trong năm. Cơ cấu tài sản cho thấy hàng tồn kho và nợ vay đều tăng cao.

Quý lỗ thứ hai trong năm

Theo BCTC quý 3/2023, doanh thu thuần MPC trong kỳ đạt 2,993 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ. Biên gộp giảm 4.8 điểm phần trăm xuống 10.8%, qua đó lợi nhuận gộp giảm 60% về 322 tỷ đồng.

Sản phẩm kinh doanh chính của MPC bao gồm sản phẩm tươi sống (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), sản phẩm hấp và sản phẩm giá trị gia tăng. Các thị trường xuất khẩu chủ lực là Nhật Bản, Úc & New Zealand, Hoa Kỳ, EU, Canada.

MPC được biết đến là một thế lực trong lĩnh vực xuất khẩu tôm

Điểm tích cực hiếm hoi trong kết quả kinh doanh của MPC đến từ việc giảm được 36% chi phí bán hàng, tuy nhiên tỷ trọng vẫn ở mức cao, khoảng 63% lợi nhuận gộp, chỉ giúp MPC tránh bị lỗ nặng hơn.

Kết thúc quý 3, MPC lỗ ròng 23.4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi 329 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ hai của MPC trong năm nay. Theo Công ty lý giải, kết quả kinh doanh kém tích cực đến từ doanh thu bán hàng giảm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty nuôi tôm thương phẩm bao gồm Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Minh Phú Lộc An, Công ty TNHH Thủy hải sản Minh Phú Kiên Giang và Công ty TNHH Sản xuất giống thủy sản Minh Phú Ninh Thuận chưa có hiệu quả.

Theo thuyết minh trên BCTC, các công ty kể trên đang là ba trong số 16 công ty con của MPC tính đến thời điểm cuối quý 3.

Diễn biến lãi ròng của MPC những quý gần đây

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, MPC ghi nhận doanh thu thuần đạt 7,465.8 tỷ đồng, giảm 46%; lỗ ròng 109.7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 571.4 tỷ đồng.

Năm 2023, MPC đặt mục tiêu doanh thu 12,789.5 tỷ đồng tỷ đồng và lãi sau thuế 639.3 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, MPC đã thực hiện 59% kế hoạch doanh thu và chưa thể có lợi nhuận.

Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 của MPC (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Tồn kho và vay nợ tăng cao

Cuối quý 3, tổng tài sản của MPC đạt 10,973 tỷ đồng, tăng 3% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho chiếm quá nửa với gần 5,651 tỷ đồng, tăng 12%, chủ yếu là tồn kho thành phẩm. Đáng chú ý, toàn bộ hàng tồn kho đã được MPC dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay tại các ngân hàng thương mại.

Tổng dư nợ vay của MPC tăng 10% lên 4,292 tỷ đồng, chiếm 39% tổng nguồn vốn, hầu hết là vay ngắn hạn. Trong đó, MPC có dư nợ lớn nhất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB).

Đvt: Đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2023 của MPC

Với kết quả kinh doanh thua lỗ thời gian qua, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến hiện tại giảm 15% so với đầu năm về 927.9 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu MPC giảm gần 11%, đạt 15,600 đồng/cp sau khi kết phiên giao dịch 31/10, thanh khoản bình quân hơn 248 ngàn cp/ngày.

Diễn biến giá cổ phiếu MPC từ đầu năm 2023 đến hiện tại

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   MSR: Báo cáo tài chính quý 3/2023 (công ty mẹ) (31/10/2023)

>   MTB: Công bố thông tin về việc ký hợp đồng kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2023. (31/10/2023)

>   KHW: Nghị quyết Hội đồng quản trị (31/10/2023)

>   TDF: Nghị quyết Hội đồng quản trị (31/10/2023)

>   CTG121030: CBTT Báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất Quý III/2023 (31/10/2023)

>   VNZ lỗ ròng thêm 117 tỷ đồng trong quý 3 (31/10/2023)

>   MSR: Báo cáo tài chính quý 3/2023 (31/10/2023)

>   CVT122007: Báo cáo tài chính quý 3/2023 (công ty mẹ) (31/10/2023)

>   CVT122008: Báo cáo tài chính quý 3/2023 (công ty mẹ) (31/10/2023)

>   SBT121002: Báo cáo tài chính quý 1/2024 (công ty mẹ) (31/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật