Thứ Hai, 30/10/2023 14:13

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng hơn 9% trong 10 tháng

Theo Tổng cục thống kê, trong 10 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 10-2023, con số này tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu tiêu dùng các vật phẩm văn hóa, giáo dục, đồ dùng gia đình tăng và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch đang chuyển biến theo hướng tích cực.

Nhu cầu mua sắm các vật phẩm văn hóa, giáo dục, đồ dùng gia đình tăng dẫn đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2023 tăng. Trong ảnh là khách hàng mua sắm ở một siêu thị. Ảnh: Lê Vũ

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ tính riêng tháng 10, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 536,3 ngàn tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu tiêu dùng các vật phẩm văn hóa, giáo dục, đồ dùng gia đình tăng và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch đang chuyển biến theo hướng tích cực.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 5.105 ngàn tỉ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng đầu năm chiếm hơn 78% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Một số nhóm hàng hóa có mức tăng trưởng hai con số như nhóm hàng vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 13,6%; lương thực, thực phẩm tăng 11,2%. Xét ở khía cạnh địa phương, doanh thu bán lẻ hàng hóa ở tỉnh Quảng Ninh tăng cao nhất với 12%, tiếp theo là những tỉnh khác như Bình Dương, Khánh Hòa, Đồng Nai, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Hà Nội…

Trong khoảng thời gian này, doanh thu du lịch, lữ hành chiếm 0,6% tổng mức và tăng 47,6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do các địa phương dần triển khai nhiều sản phẩm du lịch, hoạt động văn hóa, thể thao nhằm kích cầu du lịch. Doanh thu của một số địa phương tăng so với cùng kỳ năm trước như Đà Nẵng tăng 143,8%; Khánh Hòa tăng 137,9%; Quảng Ninh tăng 94,9%; TPHCM tăng 68%; Hà Nội tăng 59,5%; Hải Phòng tăng 47,3%; Cần Thơ tăng 32,4%.

Doanh thu dịch vụ khác chiếm 10,4% tổng mức và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhiều địa phương có mức tăng trưởng so với cùng kỳ như Ninh Bình, Điện Biên, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng. Ngược lại, một số tỉnh thành giảm như TPHCM, Hà Nam.

Trúc Đào

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Bà Rịa - Vũng Tàu: Tổ hợp hóa dầu Long Sơn sẽ chính thức vận hành vào tháng 11 (30/10/2023)

>   10 tháng, 7 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch đạt trên 10 tỉ đô la (30/10/2023)

>   Khánh Hòa thí điểm mô hình kinh tế đêm (30/10/2023)

>   9 tháng đầu 2023 doanh thu thuần của Masan Group đạt hơn 57.400 tỉ đồng (30/10/2023)

>   Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ: Cơ hội sẽ không mở ra mãi, Việt Nam phải tranh thủ (30/10/2023)

>   3 trục liên kết du lịch giữa TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long (30/10/2023)

>   Kích cầu mua sắm cuối năm: Cần “liều thuốc”đủ mạnh (30/10/2023)

>   Sản phẩm làm từ xơ mướp đạt giải nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp Xanh (29/10/2023)

>   Khánh thành kho khí thiên nhiên hóa lỏng lớn nhất Việt Nam (29/10/2023)

>   Bản tin kinh tế 29/10: Đại gia liên quan Vạn Thịnh Phát bị xử phạt; CPI tăng nhẹ (29/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật