Chủ Nhật, 22/10/2023 18:18

Sản phẩm OCOP bán qua livestream thu về hơn 100 tỉ đồng

Thông qua 800 phiên Live (phát trực tiếp) trên sóng TikTok Shop đã mang về doanh thu hơn 100 tỉ đồng cho các sản phẩm OCOP tại 14 tỉnh thành trong vòng nửa năm. Chương trình đang được tiếp tục mở rộng đến nhiều địa phương khác.

Các tiktoker đang bán sản phẩm OCOP của huyện Cần Giờ (TPHCM) tại “Chợ phiên OCOP – Chiến dịch quảng bá nông đặc sản” tại Cần Giờ từ ngày 19 đến 21-10-2023. Ảnh: BTC

Khởi động chuyến xe OCOP từ tháng 4 vừa qua với mục tiêu mở rộng đầu ra cho đặc sản địa phương và nâng cao năng lực số cho các chủ thể OCOP, đến nay, hoạt động đã trải đến 14 tỉnh thành từ Bắc Cạn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Cần Giờ (TPHCM).

Với sự hợp tác giữa Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp và TikTok, cùng sự hưởng ứng của cộng đồng nhà sáng tạo và nhà bán hàng, người dùng và các chủ thể doanh nghiệp, chương trình đã tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm OCOP, góp phần mang lại những tác động tích cực đối với kinh tế các địa phương và ngành nông nghiệp.

Kết quả ban đầu này đến từ nỗ lực chung tay của Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức xã hội hướng đến xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 theo chủ trương của Chính phủ.

Với hơn 800 phiên Live (phát trực tiếp) gắn logo Chợ phiên OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) được thực hiện xuyên suốt 6 tháng qua, nền tảng video dạng ngắn Tiktok đã ghị nhận thu hút hơn 300 triệu lượt xem và mang về doanh thu hơn 100 tỉ đồng cho sản phẩm OCOP.

Chương trình cũng kết nối với hơn 500 nhà sáng tạo và nhà bán hàng để đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với cộng đồng, góp phần lan toả rộng rãi giá trị văn hóa vùng miền. Hashtag #OCOP cũng thu hút hơn 850 triệu lượt xem tính đến thời điểm hiện tại.

Những kết quả khả quan này còn được ghi nhận từ các khoá hỗ trợ, tập huấn nâng cao kỹ năng số về sản xuất nội dung, quảng bá và tiếp thị, giới thiệu bộ giải pháp quảng cáo sáng tạo TikTok for Business do TikTok tổ chức cho hơn 3.000 người bán đến từ hơn 30 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

TikTok và các đối tác như Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT), Cục Xúc tiến thương mại (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) đã và đang thí điểm xây dựng giải pháp số hóa một số làng nghề truyền thống và hỗ trợ hoạt động quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc, loại hình thủ công mỹ nghệ cho các nghệ nhân thông qua các công cụ sáng tạo trên nền tảng…

Theo Bộ NN-PTNT, cả nước có hơn 10.000 sản phẩm OCOP, được gắn với tài nguyên của địa phương. Bên cạnh thị trường truyền thống, TikTok sẽ giúp các chủ thể OCOP mở rộng thị trường qua thương mại điện tử. Theo đó, sản phẩm OCOP quảng bá trên Tiktok vào thị trường ASEAN và Trung Quốc.

Lê Hoàng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Sơn La mở cửa nhà máy chế biến trà làm từ vỏ cà phê (22/10/2023)

>   Ủy ban Quản lý vốn đề nghị kỷ luật lãnh đạo EVN để thiếu điện (22/10/2023)

>   Bán đặc sản vùng miền qua livestream thu về 100 tỉ đồng (22/10/2023)

>   Cuộc ‘quay về’ gian nan của các nhà xuất khẩu nội thất (22/10/2023)

>   Khánh Hòa mở rộng thị trường du lịch, đa dạng khách quốc tế (22/10/2023)

>   Du lịch TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL: Cần sự cộng hưởng (22/10/2023)

>   Tăng trưởng kinh tế sẽ ‘chậm rãi’ phục hồi (22/10/2023)

>   Đề xuất kéo dài thời gian giảm một số loại thuế; vé xe buýt rục rịch tăng (22/10/2023)

>   Nhật Bản vẫn là thị trường thu hút lao động Việt Nam (22/10/2023)

>   Động lực đặc biệt giúp người phụ nữ gốc Việt tại Mỹ thành công với trà tím (22/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật