Thứ Sáu, 20/10/2023 17:34

Nhờ đâu lãi ròng quý 3 của KIDO gấp 3 lần cùng kỳ?

CTCP Tập đoàn KIDO (HOSEKDC) vừa công bố kết quả tài chính quý 3/2023, với lãi ròng gấp 3 lần cùng kỳ, một phần là nhờ khoản lãi của các công ty liên doanh liên kết.

Trong giai đoạn tháng 7-9/2023, hoạt động kinh doanh cốt lõi của ông lớn thực phẩm tiếp tục suy giảm, nhưng điểm tích cực là mức độ giảm đã co hẹp so với các quý trước và biên lợi nhuận cũng cải thiện.

Cụ thể, KIDO ghi nhận doanh thu 2,300 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 443 tỷ đồng, giảm tương ứng 29% và 20%. Biên lãi gộp cải thiện lên 19.2% trong quý này.

Biên lợi nhuận gộp của KDC

Hoạt động tài chính cũng ghi nhận mức giảm khá đồng đều ở cả doanh thu lẫn chi phí. Cụ thể, doanh thu tài chính giảm 19% xuống 49 tỷ, trong khi chi phí tài chính giảm 17% xuống 52 tỷ đồng.

Trong bối cảnh kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, KIDO chủ động tiết giảm các khoản chi phí. Trong đó, chi phí bán hàng giảm 26% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 20%, về mức tương ứng là 263 tỷ đồng và 83 tỷ đồng.

Một điểm tích cực khác là các công ty liên doanh liên kết đã chuyển từ lỗ 35 tỷ đồng (cùng kỳ) thành lãi 31 tỷ đồng trong quý 3/2023.

Hiện KIDO đang có 4 công ty liên doanh liên kết, bao gồm Thực phẩm Đông lạnh Kido (sở hữu 49%), Mỹ phẩm LG Vina (40%), Lavenue (50%) và Chế biến Thực phẩm Dabaco (Dabaco Food, 50%).

Kết quả, ông lớn ngành thực phẩm này lãi ròng 74 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ.

Theo lý giải từ KIDO, lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư tài chính và tái cấu trúc tập đoàn. Ở bước đi gần nhất, KIDO đã sở hữu 68% cổ phần của thương hiệu bánh bao Thọ Phát.

Kết quả kinh doanh quý 3/2023 của KIDO

Đvt: Tỷ đồng

Lãi 9 tháng gấp đôi cùng kỳ

Lũy kế 9 tháng đầu năm, KIDO ghi nhận doanh thu thuần 6,670 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lãi ròng lại gấp đôi cùng kỳ, đạt 673 tỷ đồng, chủ yếu nhờ quá trình tái cấu trúc và thoái vốn khỏi các khoản đầu tư.

Trên bảng cân đối kế toán, công ty thực phẩm này nắm giữ 6,950 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2023, trong đó có hơn 2,000 tỷ đồng tiền mặt và 662 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn. Khoản phải thu ngắn hạn duy trì ở mức 3,000 tỷ đồng, trong khi hàng tồn kho giảm một nửa so với đầu năm, xuống mức 1,120 tỷ đồng.

Ở bên đối ứng, nợ ngắn hạn ở mức gần 3,980 tỷ đồng tại cuối quý 3/2023. Đáng chú ý, vay ngắn hạn giảm một nửa so với đầu năm, xuống 2,180 tỷ đồng.

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   SAV: BCTC quý 3 năm 2023 (20/10/2023)

>   VAV: Báo cáo tài chính quý 3/2023 (20/10/2023)

>   NOS: Báo cáo tài chính quý 3/2023 (20/10/2023)

>   Chứng khoán VPS lỗ tự doanh 115 tỷ đồng trong quý 3, cho vay margin hơn 10.3 ngàn tỷ (20/10/2023)

>   HNX: Số liệu Quản lý Sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài tại ngày 23/10/2023 (20/10/2023)

>   RAL: BCTC quý 3 năm 2023 (20/10/2023)

>   HNX: Số liệu Quản lý Sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài tại ngày 23/10/2023 (20/10/2023)

>   SFC: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế quý 3/2023 so với quý 3/2022 (20/10/2023)

>   QBS: Báo cáo khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát và giải trình BCTC quý 3/2023 (20/10/2023)

>   FUEVN100: Báo cáo hoạt động đầu tư Q3/2023 (20/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật