Thứ Tư, 25/10/2023 15:38

Không còn độc quyền phát điện, EVN hiện chỉ nắm 37% nguồn điện

Từ chỗ độc quyền phát điện, đến nay EVN chỉ còn nắm giữ trực tiếp hơn 10% nguồn điện và 27% gián tiếp qua các tổng công ty phát điện.

Theo thông tin của Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), năm 2023 cả nước có gần 80.000 MW nguồn điện toàn hệ thống (theo công suất đặt) và đứng đầu khu vực Asean.

Về tỷ lệ sở hữu, các doanh nghiệp năng lượng nhà nước gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện chỉ nắm giữ khoảng 47% công suất đặt.

Chỉ chưa đầy 20 năm, cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện Việt Nam đã có thay đổi lớn.

Trong đó EVN nắm giữ trực tiếp và gián tiếp là 37% (10% trực tiếp và 27% gián tiếp qua các Tổng công ty phát điện); TKV chiếm 2% chủ yếu là nhiệt điện, PVN chiếm 8% chủ yếu là điện khí và thuỷ điện nhỏ.

Cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện Việt Nam đã có thay đổi lớn, trong đó nguồn điện do các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư, nắm giữ đang giảm dần; nguồn điện tư nhân ngày càng tăng đáng kể và dự kiến có thể chiếm gần một nửa toàn hệ thống vào năm 2030.

Như vậy EVN không còn “độc quyền” nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện như trước năm 2006. Thực tế trong tổng công suất nguồn điện nắm giữ, hiện EVN chỉ chiếm 10% là trực tiếp. Số này chủ yếu là các nhà máy thủy điện đa mục tiêu quan trọng như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Trị An. 27% còn lại là của 3 tổng công ty phát điện (Genco 1, Genco 2 và Genco3) thuộc EVN.

Các công ty này đang trong quá trình cổ phần, do vậy, tỷ lệ nắm giữ của EVN cũng đang giảm dần khi có đa dạng các thành phần kinh tế tham gia.

Đối với nguồn điện tư nhân, trước năm 2012, tư nhân sở hữu chưa đến 10% nguồn điện. Nhưng đến nay, tỷ lệ này tăng nhanh, nhờ sự bùng nổ của năng lượng tái tạo sau khi có cơ chế khuyến khích của Chính phủ.

Hiện cơ cấu nguồn điện chia theo các loại hình nguồn ở nước ta bao gồm: Thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu, năng lượng tái tạo, nguồn nhập khẩu và nguồn khác.

Trong đó 2 nguồn điện nền cơ bản, quan trọng nhất vẫn là nhiệt điện và thuỷ điện. Tính đến cuối năm 2022, công suất điện than tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 33% (25.820 MW). Thủy điện chiếm 28% (22.349 MW). Năng lượng tái tạo (không gồm thủy điện) chiếm 26% (20.670 MW). Điện khí chiếm 11% (8.977 MW) còn lại là các nguồn khác.

Hiện công suất đặt của nguồn năng lượng tái tạo đứng thứ 3 trong hệ thống đạt xấp xỉ gần 21.000 MW nhưng sản lượng điện huy động chỉ chiếm gần 14% (9 tháng đầu năm 2023) sản lượng toàn hệ thống do những yếu tố đặc thù của nguồn điện này.

Lương Bằng

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Tập đoàn John Swire&Sons (Anh) cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư ở Việt Nam (25/10/2023)

>   Lộ trình nào để đạt mục tiêu 'không sử dụng than sản xuất điện vào năm 2050'? (24/10/2023)

>   Dệt may: Thích ứng 'đơn hàng khó, giao hàng nhanh' để tăng thị phần (24/10/2023)

>   Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư công nghệ cao quốc tế (24/10/2023)

>   Thực hiện nghiêm việc lập kế hoạch, tiến độ các dự án đường dây 500 kV mạch 3 (23/10/2023)

>   Đề xuất 6 nhóm chính sách xây dựng Luật Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế (23/10/2023)

>   Nhà đầu tư ngoại và 'miếng bánh' thị trường Việt (23/10/2023)

>   Đề nghị khiển trách lãnh đạo EVN vì để miền Bắc thiếu điện (23/10/2023)

>   Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa điều kiện cho vay (22/10/2023)

>   Khởi tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng (22/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật