Thứ Năm, 19/10/2023 10:41

Kế hoạch thâu tóm hãng taxi lớn thứ ba Singapore của Grab gây lo ngại

Cơ quan giám sát năng lực cạnh tranh của Singapore mới đây đã bày tỏ mối lo ngại về kế hoạch của Grab nhằm mua lại nhà điều hành taxi lớn thứ ba của đất nước. Họ cho rằng một thỏa thuận như vậy có thể gây cản trở cho các đối thủ trong việc gia nhập thị trường này, cũng như hạn chế khả năng mở rộng của họ.

 

Dựa trên thông tin từ các công ty và phản hồi trong ngành, Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Singapore (CCCS) khẳng định họ không thể đưa ra kết luận rằng kế hoạch mua lại của Grab sẽ không làm phát sinh bất kỳ mối lo ngại cạnh tranh nào. Sau khi hoàn thành giai đoạn rà soát đầu tiên, cơ quan này cho biết họ sẽ cần xem xét kế hoạch của Grab một cách chi tiết hơn.

Theo CCCS, phản hồi của những người trong ngành cho thấy có những lo ngại rằng việc Grab sở hữu đội xe Trans-cab có thể gây ra rào cản đối với kế hoạch mở rộng và gia nhập của các nền tảng gọi xe đối thủ. Cơ quan này cho rằng Grab và Trans-cab có thể đưa ra các cam kết để giải quyết các mối lo ngại tiềm ẩn này.

Tuyên bố này được đưa ra sau thông báo của Grab hồi tháng 7 rằng công ty đã ký một thỏa thuận để đơn vị cho thuê ô tô của họ mua lại công ty taxi Trans-cab với số tiền không được tiết lộ. Đây là thương vụ mua lại một nhà điều hành taxi trong nước đầu tiên ở Singapre. Theo hai công ty, thương vụ mua lại sẽ bao gồm việc chuyển giao 2,500 xe taxi và xe cho thuê tư nhân của Trans-cab, cũng như xưởng bảo trì và hoạt động bơm nhiên liệu.

Đáp lại thông báo của CCCS, Grab cho biết họ sẽ tuân thủ quy định thúc đẩy cạnh tranh mở và cấm mọi hành vi phản cạnh tranh, như đưa ra các thỏa thuận độc quyền cho tài xế. Người phát ngôn của Grab tuyên bố: “Điều này có nghĩa là các tài xế Trans-cab vẫn sẽ được linh hoạt kiếm tiền thông qua nhiều nền tảng gọi xe và nhận các chuyến đi trên đường”.

Sau tiếp nhận hồ sơ xin sáp nhập của Grab, CCCS đã hoàn thành đánh giá ban đầu để đưa ra quyết định xem liệu đề xuất này có vi phạm quy định liên quan tới năng lực cạnh tranh hay không. Theo quy định của Singapore, các nhà khai thác dịch vụ gọi xe được cấp phép, như Grab, bị cấm thực hiện những thỏa thuận độc quyền, mà trong đó ngăn cản tài xế đối tác của họ làm việc cho đối thủ.

Hoạt động từ năm 2003, Trans-cab là hãng taxi lớn thứ ba ở Singapore, sau ComfortDelGro và Strides.

Năm 2018, CCCS đã phạt Grab và Uber Technologies tổng cộng 13 triệu đôla Singapore (9 triệu USD) vì việc họ sáp nhập các hoạt động ở Đông Nam Á. Cơ quan quản lý cho biết thỏa thuận này đã làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường, trong đó nhấn mạnh việc Grab tăng giá và thay đổi chương trình khách hàng thân thiết.

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Hoạt động xây dựng nhà ở tăng trở lại - tin vui đối với nền kinh tế Mỹ (19/10/2023)

>   Giá lithium dùng cho pin xe điện ‘đi tàu lượn’ (19/10/2023)

>   GDP Trung Quốc tăng 4.9% trong quý 3, mạnh hơn dự báo (18/10/2023)

>   Mỹ siết chặt xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc (18/10/2023)

>   Ngày càng nhiều chuyên gia tin Mỹ sẽ né được suy thoái (17/10/2023)

>   Ecuador có Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử, là con trai của tỷ phú xuất khẩu chuối (16/10/2023)

>   Nhiều nơi than trời vì quá nhiều du khách chỉ đến chụp ảnh selfie rồi... đi! (16/10/2023)

>   NHTW Trung Quốc bơm tiền mạnh nhất kể từ năm 2020 (16/10/2023)

>   Lãi đậm nhưng các nhà băng lớn nhất nước Mỹ lo khó khăn sắp tới (14/10/2023)

>   Nhiều sở ngành chậm chạp trong xử lý 64 dự án "ôm đất" rồi bỏ hoang (14/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật