Thứ Bảy, 28/10/2023 10:46

Cách nào giảm "bom" hàng, "bùng" hàng trên mạng?

Trung tâm Tin học và Công nghệ số đang triển khai các giải pháp, hạ tầng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, giảm tỉ lệ mua hàng trả tiền mặt (COD), tỉ lệ "bom" hàng, "bùng" hàng đồng thời giảm thiểu tình trạng người bán kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, sai quảng cáo.

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam - EBI 2023 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2023, đây vẫn tiếp tục là một trong những lĩnh vực "sáng" nhất trong ngành bán lẻ.

Theo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, để thương mại điện tử thực sự bứt tốc, điều kiện tiên quyết là phải tạo dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng và tăng uy tín cho doanh nghiệp.

Cách nào giảm bom hàng, bùng hàng trên mạng? - Ảnh 1.

Giải pháp giúp giảm tỉ lệ "bom" hàng. Ảnh: Bộ Công Thương

Bởi, thực tế hiện nay hầu như người mua hàng qua sàn thương mại điện tử nào cũng đã từng có lần mua phải hàng giả hàng kém chất lượng, dẫn đến mất dần niềm tin đối với các sản phẩm mua trên mạng.

Nhiều người bán vẫn đang bán các sản phẩm kém chất lượng, sai quảng cáo trên mạng dẫn đến việc người tiêu dùng mất niềm tin vào mua hàng trực tuyến, từ đó dẫn đến việc tỉ lệ thanh toán tiền mặt cũng như nạn "bom" hàng, "bùng" hàng còn rất cao.

Đơn cử, theo thống kê của TikTok Shop, tỉ lệ "bùng" hàng, "bom" hàng của các cửa hàng trên TikTok Shop đang từ 20% - 30% tùy theo ngành hàng.

Điều này dẫn đến sự lãng phí về chi phí vận chuyển, kho bãi, ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh và thậm chí là cả chất lượng của sản phẩm bị từ chối hoặc hoàn trả.

Nhằm tạo một môi trường lành mạnh cho cả người mua và người bán trên môi trường số, giảm thiểu tối đa các rủi ro cho người mua và người bán, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) đã, đang nghiên cứu triển khai các giải pháp, hạ tầng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt giảm tỷ lệ COD cũng như tỷ lệ "bom" hàng, "bùng" hàng, đồng thời giảm thiểu tình trạng người bán kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, sai quảng cáo.

Trong đó, có giải pháp Escrow giúp bảo vệ khoản tiền của người mua trả trước và chỉ thanh toán cho người bán sau khi sản phẩm đã được xác nhận đồng ý về chất lượng từ người mua.

Hiện các dự án đang được nghiên cứu triển khai để thực hiện hóa mục tiêu trên bao gồm: hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia KeyPay; hệ thống thanh toán bảo đảm trong thương mại điện tử theo phương án trọng tài thương mại (Escrow) hướng đến mục đích bảo vệ cả người tiêu dùng và người bán hàng khi thanh toán không dùng tiền mặt trong một giao dịch thương mại điện tử.

T. Nhân Ảnh: An Na

Người lao động

Các tin tức khác

>   Vì sao doanh nghiệp nhựa luôn nằm trong tầm ngắm thâu tóm của đại gia Thái Lan? (28/10/2023)

>   Tất bật tạo hình trái cây "độc", lạ (28/10/2023)

>   Nhà máy ngừng sản xuất vì giá đường tăng? (28/10/2023)

>   Nên giảm đồng loạt 2% thuế GTGT (28/10/2023)

>   VIDEO: Hàng ngàn sản phẩm OCOP và đặc trưng vùng, miền quy tụ tại TP HCM (27/10/2023)

>   TP HCM: Lễ hội ẩm thực bán nhiều cá viên chiên, ban tổ chức nói gì? (27/10/2023)

>   Đề xuất mới nhất về thuế GTGT trong nửa đầu năm 2024: VCCI góp ý gì? (26/10/2023)

>   Sâm Ngọc Linh giá 200 triệu đồng/kg được trưng bày tại... chợ công nghệ (26/10/2023)

>   Bán hàng online không còn dễ ăn (26/10/2023)

>   Nở rộ nạn sản xuất, buôn bán cà phê giả (26/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật