Thứ Sáu, 08/09/2023 11:20

Việt Nam là điểm đến kinh doanh quan trọng của công ty Hàn Quốc

Theo khảo sát, điểm đến kinh doanh trọng điểm ở nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đang thay đổi từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam hiện tại sang thành Mỹ, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc.

Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Kết quả một cuộc khảo sát công bố ngày 8/9 cho thấy điểm đến kinh doanh trọng điểm ở nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đang thay đổi từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam hiện tại sang thành Mỹ, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc trong tương lai.

Có thể thấy Việt Nam đang vươn lên là điểm đến trọng điểm được các công ty Hàn Quốc nhắm đến trong chiến lược kinh doanh tương lai.

Theo phóng viên thường trú tại Seoul, Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc đã tiến hành cuộc khảo sát nhu cầu kinh doanh ở nước ngoài đối với 906 tập đoàn, công ty từ ngày 10 đến ngày 30/8.

Kết quả cho thấy trọng tâm kinh doanh ở nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đã chuyển từ Trung Quốc và Nhật Bản sang các thị trường mới nổi là Việt Nam và Ấn Độ.

Đối với câu hỏi cho phép chọn tối đa 3 điểm đến kinh doanh chính, Mỹ xếp đầu bảng với 26,6%, tiếp theo là Trung Quốc với 15,1%, Nhật Bản là 10,8%, Việt Nam là 7,4%, Đức 2,9%, Ấn Độ ở mức 2,3%; tiếp theo là Nga 2,2% và Đài Loan (Trung Quốc) 2,0%.

Tuy nhiên, đối với lựa chọn các quốc gia là điểm đến kinh doanh quan trọng trong tương lai, các công ty xếp hạng Mỹ 22,9%, tiếp theo là Việt Nam 8,7%, Ấn Độ 7,3%, Trung Quốc 7,0%, Nhật Bản 5,2%, Đức 4,1 %, Indonesia 3,8% và Saudi Arabia 3,1%.

Kết quả khảo sát lần này cũng cho thấy các công ty có năng lực xuất khẩu lớn coi Ấn Độ là điểm đến kinh doanh trong tương lai của họ, trong khi các công ty có hiệu suất xuất khẩu tầm trung coi Việt Nam và Trung Quốc là điểm đến kinh doanh trong tương lai.

Các công ty có năng lực xuất khẩu trên 10 triệu USD lựa chọn các quốc gia trọng điểm kinh doanh trong tương lai của họ có thứ tự là: Mỹ 27,3%, Ấn Độ 8,4%, Việt Nam 8,2%, Nhật Bản 5,1% và Trung Quốc 4,5%.

Các công ty có năng lực xuất khẩu dưới 10 triệu USD chọn thứ tự Mỹ 20,5%, Việt Nam 9,6%, Trung Quốc 9,1% và Ấn Độ 7,1%./.

Khánh Vân

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Mỹ: Hơn 1.200 dự án đầu tư vào Việt Nam, chờ đón thêm 'siêu đại bàng' (08/09/2023)

>   Đề xuất 9 nhóm dự án phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (08/09/2023)

>   TP.HCM: Lý giải nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng Tám tăng cao (08/09/2023)

>   TP HCM tiếp tục nêu rõ quan điểm về giải ngân vốn công (07/09/2023)

>   Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam triển khai các dự án lớn (07/09/2023)

>   Viet Nam Sourcing: Cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu ra toàn cầu (07/09/2023)

>   EVN độc quyền như thế nào (07/09/2023)

>   Bộ TN-MT chưa nhận được đề nghị thẩm định ĐTM dự án hồ thủy lợi Ka Pét (07/09/2023)

>   Giá cho điện tái tạo chuyển tiếp bị chê thấp, Bộ Công Thương nói gì? (06/09/2023)

>   Bộ GTVT: Sẽ nỗ lực giải ngân 46,000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm (06/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật