Vì sao sầu riêng Việt Nam đang "độc chiếm" thị trường thế giới? Thời điểm này, chỉ có Việt Nam có sầu riêng tươi cung cấp cho thị trường thế giới nên mặt bằng giá khá cao.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sầu riêng năm nay đã vượt 1 tỉ USD, chủ yếu là sầu riêng tươi xuất khẩu sang Trung Quốc Cụ thể trong tháng 7, sầu riêng xuất khẩu thu về gần 154 triệu USD, giảm 60,5% so với tháng 6 vì qua cao điểm thu hoạch sầu riêng, sản lượng không có nhiều. Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng đạt 1,07 tỉ USD, tăng 809,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, sầu riêng tươi chiếm tuyệt đại đa số với giá trị 1,005 tỉ USD; còn lại là sầu riêng cấp đông hơn 63 triệu USD, sầu riêng sấy 1,7 triệu USD. Sầu riêng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cung ứng cho xuất khẩu Trung Quốc, chỉ để một ít đãi cổ đông |
Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc dẫn đầu với 964,6 triệu USD, chiếm tỉ lệ hơn 90% gồm 963 triệu USD để nhập khẩu sầu riêng tươi và 1,6 triệu USD nhập khẩu sầu riêng sấy. Các thị trường như Canada, Mỹ cũng chi lần lượt từ 2,5-3,6 triệu USD để nhập khẩu sầu riêng Việt Nam trong 7 tháng đầu năm. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông tin thêm, cập nhật đến hết tháng 8, xuất khẩu sầu riêng dự kiến đạt khoảng 1,2 tỉ USD nên cả năm kim ngạch 1,5 USD là rất khả thi. Xuất khẩu sầu riêng tăng đột biến trong tháng 5 và 6, với giá trị thu về lần lượt là 332 và 375 triệu USD do chính vụ thu hoạch sầu riêng ở ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Bước sang tháng 9, sầu riêng thu hoạch rộ tại khu vực Tây Nguyên, nơi có diện tích trồng lớn nhất cả nước. Thời điểm này, chỉ có Việt Nam có sầu riêng tươi cung cấp cho thị trường thế giới nên mặt bằng giá khá cao. Ngày 2-9, các vựa sầu riêng tại Tây Nguyên phát giá từ 93.000 – 96.000 đồng/kg sầu riêng loại 1; 78.000 – 82.000 đồng/sầu riêng loại 2. Ngay cả sầu riêng "dạt" cũng có giá lên đến gần 50.000 đồng/kg.
Tin- ảnh: Ngọc Ánh Người lao động
|