Thứ Sáu, 08/09/2023 16:10

Siết chặt hoạt động livestream trên mạng xã hội

Bộ TT-TT đề xuất bổ sung các quy định để siết chặt quản lý hoạt động livestream (phát trực tiếp) trên các trang mạng xã hội

Ngày 8-9, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo Góp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Siết chặt hoạt động livestream trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Bộ TT-TT đề xuất bổ sung các quy định để siết chặt quản lý hoạt động livestream (phát trực tiếp) trên các trang mạng xã hội

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), cho biết dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung tới 86% nội dung Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định: Về thời gian thực hiện ngăn chặn nội dung vi phạm trên mạng; khóa trang, kênh,tài khoản, ứng dụng; bổ sung biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ internet đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật; thực hiện xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam; bổ sung các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng mạng xã hội.

Tại dự thảo nghị định sửa đổi, Bộ TT-TT đề xuất bổ sung quy định khóa tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung; đề xuất bổ sung quy định yêu cầu mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia.

Điểm đáng chú ý tại dự thảo là bổ sung quy định về quản lý livestream (phát trực tiếp). Theo Tờ trình của Bộ TT-TT, hiện nay, trên các mạng xã hội trong nước và mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam xuất hiện tính năng "livestream" là tính năng cho phép tài khoản mạng xã hội truyền tải trực tuyến video theo thời gian thực.

Thực tế cho thấy đây là hình thức thông tin tác động, ảnh hưởng nhanh tới xã hội, cơ quan soạn thảo nhận thấy cần phải bổ sung quy định để quản lý tính năng này. Cụ thể, cơ quan soạn thảo đề xuất chỉ các mạng xã hội có Giấy phép mạng xã hội (tổ chức, doanh nghiệp trong nước) hoặc có thông báo hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông (tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream); Các hoạt động chuyên ngành cung cấp dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.

Minh Phong

Người lao động

Các tin tức khác

>   Đa dạng chiến lược mua vé số Vietlott (08/09/2023)

>   Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất hỗ trợ 1.000 USD cho người mua ôtô điện (07/09/2023)

>   Hội chợ du lịch quốc tế lớn nhất khu vực ở TP HCM có gì hấp dẫn? (07/09/2023)

>   Trung Quốc ngưng mua, giá cá sấu lao dốc (07/09/2023)

>   TP HCM nhận cú đúp giải thưởng du lịch thế giới 2023 (07/09/2023)

>   Ngành thực phẩm nỗ lực lội ngược dòng (07/09/2023)

>   Nóng bỏng mùa sầu riêng Tây Nguyên (06/09/2023)

>   Gucci, Dior, Chanel, Versace… giảm giá tới 90% tại TP HCM từ ngày 8-9 (05/09/2023)

>   TP HCM: Vì sao tiền điện tháng 8 của một số khách hàng tăng cao? (04/09/2023)

>   Công trình kiến trúc hơn 100 tuổi ở TP HCM hấp dẫn du khách lễ 2-9 (03/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật