Thứ Hai, 11/09/2023 17:00

Sau 10 năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ tăng 80%

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam sang Mỹ như tôm, cá tra, cá ngừ… đều có doanh số tăng đột phá sau 10 năm.

Mỹ luôn là đối tác nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Năm 2022, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt kỷ lục 2.15 tỷ USD, tăng 80% so năm 2012, thời điểm trước khi Việt Nam - Mỹ xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện (năm 2013).

Cụ thể, xuất khẩu tôm tăng 77% từ 454 triệu USD năm 2012 lên 807 triệu USD năm 2022, trong đó chạm đỉnh trên 1 tỷ USD năm 2021; cá tra tăng 50% từ 359 triệu USD lên 537 triệu USD, cá ngừ tăng gấp đôi từ 244 triệu USD lên 489 triệu USD. Ba ngành hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ.

Ngoài ra, Mỹ cũng gia tăng nhập khẩu nhiều sản phẩm thủy sản khác từ Việt Nam như cua, ghẹ, ngao, các loài cá biển, cá nước ngọt khác.

Nguồn: VASEP

Trong 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt trên 1 tỷ USD, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022, do khó khăn chung của thị trường thế giới như lạm phát, giá trung bình xuất khẩu giảm.

Ngoài ra, vấn đề tồn kho của các nhà nhập khẩu Mỹ từ nửa cuối năm 2022 cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nhập khẩu của thị trường này chậm lại, nhất là 2 mặt hàng chủ lực tôm và cá tra. Do vậy, tới hết tháng 8/2023, xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm 30%, xuất khẩu cá tra giảm 58% so với cùng kỳ.

Mỹ không chỉ là thị trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam

VASEP cho biết thêm, Mỹ không chỉ là thị trường nhập khẩu thủy sản số 1 của Việt Nam mà còn là đối tác cung cấp một số mặt hàng hải sản quan trọng cho thị trường Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Mỹ sang Việt Nam khoảng trên 60 triệu USD mỗi năm, gồm những mặt hàng chính như cá hồi, cá trích, cá bơn, cá minh thái, cá tuyết...

Phần lớn các hải sản đó được các đối tác Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam để gia công, chế biến và xuất khẩu trở lại thị trường này. Hoạt động này cũng mang thêm doanh thu cho doanh nghiệp Việt, tạo việc làm ổn định cho công nhân và tận dụng được năng lực và công suất chế biến của các nhà máy trong nước.

Mỹ đang và sẽ tiếp tục là đối tác chiến lược hàng đầu của thủy sản Việt Nam bởi vị thế của một cường quốc kinh tế lớn có dân số lớn thứ 3 thế giới và có tỷ lệ dân thành thị ngày càng gia tăng, đặc biệt tăng trưởng số lượng di dân ở nước này được dự báo ngày càng cao.

Những đặc tính của thị trường này sẽ mang lại cơ hội tăng thị phần cho thủy sản Việt Nam, không chỉ phát triển các sản phẩm xuất khẩu truyền thống mà cả phân khúc sản phẩm GTGT, chế biến sẵn, phù hợp cho các gia đình thành thị, cũng như các chủng loại sản phẩm có giá phù hợp cho tầng lớp thu nhập trung bình hoặc di dân”, VASEP nhìn nhận.

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   Philippines có thể sớm bỏ trần giá gạo (11/09/2023)

>   Mua, bán sầu riêng: Các DN "đánh nhau" và tự thua trên sân nhà (11/09/2023)

>   Giá gạo xuất khẩu giảm kéo giá lúa trong nước đi xuống (11/09/2023)

>   CEO Lộc Trời: Giá gạo cao sẽ không tạo ra được sự ổn định cho xuất khẩu hàng thiết yếu (11/09/2023)

>   Thái Lan sẽ mất gần 1/5 sản lượng đường vì hạn hán (08/09/2023)

>   Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh (08/09/2023)

>   Niềm tin của người Trung Quốc bị lung lay khiến nhập khẩu tôm trì trệ (08/09/2023)

>   Phát hiện kho đường cát không rõ nguồn gốc ở quận Bình Thạnh (08/09/2023)

>   Bloomberg: Trung Quốc yêu cầu các công ty tạm dừng xuất khẩu phân urê (07/09/2023)

>   Việt Nam, Philippines sẽ có hiệp định liên Chính phủ về thương mại gạo (07/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật