Thứ Bảy, 16/09/2023 15:40

Lý do giá gạo xuất khẩu Việt Nam đột ngột rời đỉnh

Các nhà nhập khẩu gạo trên thế giới mua hàng chậm lại khiến giá gạo xuất khẩu đi xuống, nhưng vẫn cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với thời điểm 2 tháng trước.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu chốt phiên giao dịch cuối tuần này là 613 USD/tấn đối với gạo 5% tấm và 598 USD/tấn đối với gạo 25% tấm, cùng giảm đến 30 USD/tấn so với mức giá đỉnh được xác lập ngày 31-8. 

Không chỉ gạo Việt Nam mà gạo xuất khẩu của Thái Lan, Pakistan cũng giảm về mức 611 USD/tấn đối với gạo 5% tấm và 608 USD/tấn đối với gạo 25% tấm.

Đáng chú ý, thị trường thế giới đang có nhiều thông tin tích cực đối với người bán. Chẳng hạn, Philippines bỏ chính sách áp giá trần, Indonesia mở thầu 300.000 tấn gạo, Việt Nam chưa đến vụ thu hoạch chính... Vậy, vì sao giá gạo xuất khẩu lại giảm?

Lý do giá gạo xuất khẩu Việt Nam đột ngột rời đỉnh - Ảnh 2.

Giá gạo gần đây giảm nhưng vẫn cao hơn cách đây 2 tháng khoảng 100 USD/tấn

Chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo quốc tế, bà Phan Mai Hương, đồng sáng lập Công ty SSResource Media Pte.Ltd (Singapore), cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến giá gạo xuất khẩu sụt giảm mạnh là do cầu giảm.

Philippines - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất Việt Nam - đang mua hàng chậm lại vì thương nhân đang chờ chính phủ chốt phương án giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 35% xuống 10% như đề xuất. Mức giảm thuế suất khá mạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của thương nhân. Trong khi đó, tạm thời thương nhân vẫn còn hàng để cung cấp ra thị trường nên chưa vội mua vào.

Tương tự, thị trường châu Phi và Trung Quốc vẫn còn tồn kho nên cũng nhập khẩu ở mức hạn chế trong bối cảnh giá lúa gạo bị đẩy lên quá cao trong thời gian qua.

"Giá gạo tuy có giảm so với giá đỉnh nhưng vẫn ở mức cao. Ví dụ, gạo 5% tấm hiện nay có giá cao hơn so với trước ngày 20-7, thời điểm Ấn Độ cấm xuất khẩu. Đây vẫn là mức giá rất tốt. Dự báo từ nay đến cuối năm, giá gạo xuất khẩu vẫn ở mức cao" - bà Hương nhận định. 

Một lãnh đạo VFA cho hay thị trường đang gián đoạn trong thời gian ngắn để khớp giá. Thực tế, dù cần hàng nhưng khi giá bị đẩy quá cao, các nhà nhập khẩu cũng không dễ dàng chấp nhận. Xu thế chung là giá gạo trong thời gian tới vẫn ở mức cao khi nhiều nước bị mất mùa, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến còn kéo dài đến năm 2024.

Theo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá xuất khẩu gạo bình quân trong tháng 8-2023 cao hơn cùng kỳ năm ngoái đến 23,3%; khối lượng xuất khẩu tăng 22%.

Philippines, Trung Quốc, Indonesia là 3 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Ngọc Ánh

Người lao động

Các tin tức khác

>   Cà phê Việt Nam 'cháy hàng' xuất khẩu dù giá lên cao kỷ lục (16/09/2023)

>   Lật tẩy đường dây nhập lậu điều, chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng thuế (15/09/2023)

>   Nhiều đoàn Philippines sang Việt Nam đàm phán mua gạo (15/09/2023)

>   Nhu cầu tôm của Mỹ tích cực hơn vào nửa cuối năm, cơ hội nào cho tôm Việt? (14/09/2023)

>   Thị trường hàng hóa: Dầu thô vượt 90 USD, giá nông sản nhảy múa (14/09/2023)

>   Nhu cầu sầu riêng tăng 400% nhờ cơn sốt ở Trung Quốc (14/09/2023)

>   Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trở lại sau 1 tuần hạ nhiệt (13/09/2023)

>   Cung vượt cầu, giá phân bón ure trong nước sẽ biến động ra sao? (13/09/2023)

>   Trung Quốc chi tiền kỷ lục mua rau quả Việt Nam (13/09/2023)

>   Giá gạo thế giới có thể tăng trở lại sau động thái của Indonesia (12/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật