Hơn 10.000 tỉ đồng vốn ngân sách để xử lý khó khăn tại 8 dự án BOT giao thông
Báo cáo Chính phủ về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập tại một số dự án BOT giao thông, Bộ Giao thông vận tải cho biết trong số 54 dự án BOT giao thông đang thu phí do bộ này quản lý, có 7 dự án doanh thu năm 2022 đạt dưới 30% so với hợp đồng; 3 dự án có trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án và 1 dự án không thể thu phí.
Căn cứ quy định pháp luật đối tác công tư (PPP) tại thời điểm ký kết hợp đồng BOT, bộ đã đàm phán với nhà đầu tư về phương án sửa đổi hợp đồng. Qua đó có 3 dự án BOT khả thi để tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu bổ sung vốn nhà nước. Còn 5 dự án cần báo cáo cấp thẩm quyền cho phép chấm dứt hợp đồng và bố trí vốn nhà nước để thanh toán chi phí cho nhà đầu tư.
Đối với nguồn vốn Nhà nước để xử lý khó khăn, bất cập đối với 8 dự án BOT (ước khoảng 10.342 tỉ đồng), Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải cân đối nguồn vốn phù hợp báo cáo Thủ tướng thông qua, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định để làm cơ sở thực hiện.
Y.Minh
TBKTSG
> Lâm Đồng còn hàng chục dự án chưa được giải ngân hoặc giải ngân chậm (27/09/2023)
> Nam Định sắp đấu giá 237 thửa đất, khởi điểm cao nhất 17 tỷ đồng (27/09/2023)
> Chi tiết hơn 77.200 nhà ở thương mại tại TP.HCM chưa được cấp giấy chứng nhận (27/09/2023)
> Hà Nội dự kiến chi 802 triệu lập quy hoạch xây mới khu tập thể cũ Trung Tự (27/09/2023)
> Metro Star lựa chọn đại lý phân phối F1 (27/09/2023)
> Thanh Hóa đặt mục tiêu xây hơn 13.000 căn nhà ở xã hội (27/09/2023)
> Hồ Ka Pét dưới góc nhìn lợi ích các bên liên quan (27/09/2023)
> Đề xuất nâng cấp quốc lộ nối với Lào, Trung Quốc với kinh phí 340 triệu đô la (26/09/2023)
> Xử lý 8 dự án BOT khó khăn: gập ghềnh tìm lối thoát (26/09/2023)
> Đà Lạt sẽ sáp nhập thêm huyện Lạc Dương, mở rộng diện tích gấp bốn lần (26/09/2023)