Thứ Sáu, 08/09/2023 11:13

DOJI báo 'lãi còi' 154 tỷ đồng nửa đầu năm, kém xa đối thủ PNJ lãi ngàn tỷ

CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI (DOJI) công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2023 với lãi sau thuế khiêm tốn chỉ 154 tỷ đồng, kém xa "đối thủ" PNJ lãi 1,086 tỷ. Phải chăng điều này báo hiệu một cuộc đua không cân sức trong lĩnh vực trang sức đá quý?

DOJI từng có năm 2022 kinh doanh ấn tượng, ghi nhận lãi khủng 1,017 tỷ đồng, gấp 4.3 lần năm 2021 và chênh lệch lớn nếu so với những năm trước đó chỉ lãi trên dưới 100-200 tỷ đồng/năm. Kết quả khởi sắc này giúp tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2022 tăng mạnh từ 5.02% lên 17.39%.

Tuy nhiên, tình thế đảo ngược trong 6 tháng đầu năm 2023, DOJI báo lãi sau thuế “còi” gần 154 tỷ đồng, ROE chỉ đạt 2.4%.

Tại ngày 30/06/2023, vốn chủ sở hữu của DOJI gần 6,441 tỷ đồng, tăng thêm 79 tỷ đồng so với cuối năm trước. Tuy nhiên, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ tăng từ 1.95 lần lên 2.05 lần, tương ứng tổng giá trị nợ phải trả trên 13,200 tỷ đồng.

Một số chỉ tiêu tài chính của DOJI tại ngày 30/06/2023
Nguồn: HNX

Điểm sáng le lói là dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu giảm từ 0.1 lần tại cuối năm 2022 xuống còn 0.02 lần tại cuối tháng 6/2023, tương ứng giá trị chỉ 129 tỷ đồng. Đây là dư nợ của lô DOJI.L.20.23.001 - lô trái phiếu duy nhất mà DOJI còn đang lưu hành.

Lô này được phát hành vào ngày 31/07/2020, kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào 31/07/2023. Khối lượng gồm 7.5 triệu trái phiếu, mệnh giá 100,000 đồng/trái phiếu, huy động tổng cộng 750 tỷ đồng. Lãi suất áp dụng là 9.5%/năm, với tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV).

Nếu so sánh kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của DOJI với doanh nghiệp cùng ngành là “đại gia” bán lẻ vàng bạc trang sức - CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) sẽ thấy sự chênh lệch rõ rệt.

Cụ thể, PNJ công bố BCTC soát xét bán niên 2023 với doanh thu 16,459 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đi ngang ở mức 1,086 tỷ đồng, tỷ suất ROE đạt 11.9% - cả hai chỉ tiêu này đều cách biệt lớn so với DOJI (lãi 154 tỷ, ROE chỉ 2.4%).

DOJI tiền thân là Công ty phát triển công nghệ và thương mại TTD, thành lập năm 1994. Năm 2007, đổi tên thành CTCP Vàng bạc Đá quý & Đầu tư Thương mại DOJI. Hoạt động chính của Công ty là bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý… Người đại diện pháp luật là ông Đỗ Minh Đức.

Giai đoạn 2009-2021, DOJI lấn sân sang mảng bất động sản và lĩnh vực Tài chính Ngân hàng với việc tái cơ cấu thành công Ngân hàng TPBank. Năm 2021, DOJI mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực ngân hàng, trở thành cổ đông chiến lược của TPBank.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   BIM Land lãi hơn 810 tỷ nửa đầu năm, mới huy động thêm 2,330 tỷ từ trái phiếu (08/09/2023)

>   BSG: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (08/09/2023)

>   BCG: BCTC Hợp nhất 6 tháng đầu năm 2023 (08/09/2023)

>   DLT: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 (08/09/2023)

>   HAF: Giải trình liên quan đến Báo cáo tài chính bán niên 2023 (08/09/2023)

>   HHN: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (08/09/2023)

>   SPH: Ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (08/09/2023)

>   MBG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (08/09/2023)

>   VNF: Giải trình chênh lệch LNST trên BCTC hợp nhất bán niên 2023 trước và sau soát xét. (08/09/2023)

>   DC1: Nghị quyết Hội đồng quản trị (08/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật