Thứ Năm, 17/08/2023 15:00

Lệnh cấm của Ấn Độ khiến thị trường gạo Thái Lan hỗn loạn

Thị trường giao dịch gạo tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ, đã trở nên hỗn loạn khi Ấn Độ ban lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Hoạt động đầu cơ tích trữ đang làm cạn kiệt nguồn cung ra thị trường, khiến lượng gạo sẵn có để xuất khẩu giảm xuống.

Giá gạo xay xát nội địa của Thái Lan đã tăng gần 20% trong tuần trước lên 21,000 baht (597 USD)/tấn, tăng từ mức khoảng 17,000 baht trong vài tuần trước đó.

Điều đó đã đẩy giá xuất khẩu gạo trắng 5% tấm của Thái Lan lên 610 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo toàn cầu tăng lên mức cao nhất trong 11 năm.

Mặc dù Chính phủ Thái Lan không có kế hoạch hạn chế xuất khẩu gạo nhưng các nhà xuất khẩu Thái Lan vẫn không muốn bán ra do nguồn cung không đảm bảo. Thái Lan thường sản xuất khoảng 20 triệu tấn gạo xay xát, một nửa được tiêu thụ trong nước, và nửa còn lại thường được xuất khẩu.

Chookiat Ophaswongse - Chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, nói với Nikkei Asia: “Cho đến nay, Thái Lan chưa bao giờ bị khan hiếm nguồn cung gạo, vì chúng tôi có rất nhiều gạo dư thừa mỗi năm. Nhưng năm nay, thị trường gạo Thái Lan hỗn loạn vì các nhà xuất khẩu không thể đưa ra bất kỳ báo giá nào, họ lo ngại về biến động giá và sự không chắc chắn về nguồn cung”.

Ấn Độ đã công bố lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo vào ngày 20/07. Lệnh cấm này gây lo ngại về tình trạng dự trữ gạo giảm và kích thích các nhà nhập khẩu gạo lớn tìm kiếm nguồn cung từ các nhà xuất khẩu lớn khác, như Thái Lan và Việt Nam.

Việc tích trữ sẽ đẩy giá gạo Thái Lan lên mức cao, kém cạnh tranh hơn và cướp đi cơ hội vàng để tăng xuất khẩu của nước này khi Ấn Độ vắng bóng trên thị trường quốc tế. Các nhà xuất khẩu Thái Lan không muốn ký kết hợp đồng vì họ không thể đảm bảo giao hàng ở mức giá đã chốt như hợp đồng trước đó. Thương nhân tại một công ty thương mại quốc tế có trụ sở tại Bangkok cho biết làm như vậy sẽ gây ra thiệt hại ngay lập tức.

Bên cạnh việc giá tăng do tích trữ, tình trạng khô hạn do hiện tượng El Nino gây ra cũng có khả năng hạn chế sản lượng thu hoạch và ngăn cản Thái Lan xuất khẩu nhiều gạo hơn trong năm nay và năm tới. El Nino dự kiến khiến lượng mưa ít hơn vào tháng 9 và tháng 10 năm nay, thời điểm mà cây lúa cần được bổ sung nước. Điều đó có thể làm giảm sản lượng khi vụ thu hoạch diễn ra vào tháng 11. Hơn nữa, lượng mưa thấp hơn có thể sẽ làm giảm mực nước tại các hồ chứa lớn, nơi cung cấp năng lượng cho hệ thống thủy lợi và rất quan trọng đối với việc gieo trồng trái vụ.

Hiện chưa có ước tính sản lượng chính xác, nhưng Bộ Nông nghiệp Thái Lan dự báo rằng sản lượng niên vụ 2023/24 scủa Thái Lan sẽ thấp hơn dự kiến. Do nguồn cung khan hiếm và hoạt động tích trữ, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan duy trì mục tiêu xuất khẩu năm 2023 ở mức 8.5 triệu tấn, đồng nghĩa nước này khó có thể tận dụng lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ.

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ khiến giao dịch gạo tại Thái Lan hỗn loạn (17/08/2023)

>   Sàn giao dịch thịt heo ở TP HCM sẽ làm những việc gì? (16/08/2023)

>   Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không nên dùng từ "giải cứu" nông sản nữa, bởi đây là vấn đề của thị trường (15/08/2023)

>   Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Ngành nông nghiệp phải ứng phó với "3 chữ biến" (15/08/2023)

>   Bộ Công Thương ra chỉ đạo nóng về xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước (15/08/2023)

>   Fitch Ratings: Giá gạo toàn cầu có thể lên cao hơn nữa (15/08/2023)

>   Thái Lan: Hạn hán đẩy giá gạo bán buôn năm nay tăng cao (14/08/2023)

>   Giá gạo Thái Lan, Việt Nam tăng mạnh sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (13/08/2023)

>   Giá phân bón trong nước rục rịch tăng theo thị trường thế giới (12/08/2023)

>   Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Dành 7-8 triệu tấn gạo xuất khẩu giá cao kỷ lục (11/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật