Đóng thẻ tín dụng có bị mất phí không?
Một số ngân hàng sẽ tính phí đóng thẻ tín dụng khi người dùng sử dụng thẻ chưa đủ 12 tháng kể từ ngày phát hành.
Có khá nhiều nguyên nhân khiến chủ thẻ tín dụng quyết định đóng thẻ: Lãi suất không cạnh tranh, ưu đãi không được nhiều, sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng mà không dùng đến.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
|
Một số ngân hàng miễn phí đóng thẻ, nhưng cũng có một số nhà băng tính phí tối thiểu 45,000 đồng/thẻ đến tối đa 990,000 đồng/thẻ đối với hạng thẻ platinum.
Khách hàng cần cân nhắc việc hủy thẻ tín dụng, vì điểm tín dụng của thẻ sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng và tuổi thọ của thẻ, thậm chí cả chỉ số về số lượng thẻ tín dụng bạn đang sở hữu. Nếu bạn ngưng sử dụng thẻ, đồng thời 2 chỉ số này đều bị ngưng. Vì vậy, bạn chỉ nên ngưng sử dụng thẻ tín dụng mới mở và không có nhu cầu dùng mà thôi.
Phí cấp lại thẻ
Nguồn: Tác giả tổng hợp
|
Thẻ tín dụng có thể sẽ hết thời hạn sử dụng, bị hỏng hoặc bị thất lạc... Nếu người dùng có nhu cầu làm thẻ mới sẽ phải trả khoản phí cấp lại thẻ cho phía ngân hàng phát hành thẻ. Khoản phí làm lại thẻ tín dụng thường tối thiểu 20,000 đồng/thẻ.
Phí tra soát
Nguồn: Tác giả tổng hợp
|
Hiện nay các ngân hàng thường tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu khiếu nại thẻ tín dụng trong vòng 60-90 ngày. Để tránh trường hợp phải đi khiếu nại, người dùng thẻ nên kiểm tra kỹ rổ hàng hóa trước khi tiến hành thanh toán. Đồng thời, nếu phát hiện các giao dịch lạ, khách hàng cần báo ngay với ngân hàng để được xử lý sớm nhất.
Mặt khác, chủ thẻ tín dụng cũng nên lưu ý kiểm tra kỹ các giao dịch trước khi khiếu nại. Vì nếu lỗi do người dùng, ngân hàng sẽ thu khoản phí khiếu nại sai, dao động từ 72,727 đồng tới 200,000 đồng, tùy ngân hàng.
Nhìn chung, dù thẻ tín dụng có rất nhiều loại phí, nhưng nếu sử dụng đúng cách, người dùng chỉ phải trả phí thường niên. Do đó, điều quan trọng là người dùng nên mở thẻ tín dụng khi thực sự có nhu cầu sử dụng và tìm hiểu kỹ hợp đồng mở thẻ để tránh phát sinh các chi phí không mong muốn và bị tính nợ xấu.
Khang Di
FILI
|