Thứ Ba, 01/08/2023 15:50

Dịch vụ 

Đánh giá từ J.P. Morgan: Ngân hàng nào trong nhóm sinh lợi nhất ASEAN?

Trong bối cảnh thị trường chung nửa đầu năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, bức tranh kinh doanh của Techcombank (HOSE: TCB) cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, thu nhập hoạt động của TCB đạt 18.6 ngàn tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước do các nguồn thu bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh đầy khó khăn, cùng với môi trường lãi suất cao dẫn đến biên lãi thuần (NIM) bị co lại. Chi tiết hơn, thu nhập lãi thuần (NII) đạt 12.8 ngàn tỷ đồng, giảm 19%, do chi phí vốn tăng cao kết hợp với chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay để khách hàng vượt qua khó khăn.

Dù vậy, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng gần 5% so với cùng kỳ, đạt 4.4 ngàn tỷ đồng nhờ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Chẳng hạn, thu phí từ dịch vụ thẻ đạt tăng 53% so với cùng kỳ, được thúc đẩy bởi tăng trưởng khối lượng giao dịch (đạt 67.4 ngàn tỷ trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng 29% N/N). Ngân hàng cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong khối lượng cho vay trả góp (tăng 52% N/N), nhờ những nỗ lực liên tục tạo ra những sản phẩm thân thiện và tiện lợi đối với khách hàng. Đáng chú ý, thu từ thư tín dụng (LC), tiền mặt và thanh toán đạt 2,071 tỷ đồng (tăng 147%).

Thu phí dịch vụ ngoại hối (FX) đạt 481 tỷ đồng (tăng 25%) nhờ giao dịch ngoại hối và các sản phẩm phái sinh liên quan của các khách hàng doanh nghiệp. Techcombank đã tích cực xây dựng đội ngũ tư vấn tận tâm cũng như phát triển các giải pháp ngoại hối phù hợp nhất, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng khi Việt Nam tiến hành hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hai nguồn thu phí bị ảnh hưởng nhiều nhất của TCB nửa đầu năm là dịch vụ bảo hiểm và ngân hàng đầu tư khi thị trường bảo hiểm và trái phiếu gặp nhiều thách thức. Tuy vậy, tính riêng quý 2/2023, phí dịch vụ ngân hàng đầu tư  tăng 11% so với quý trước trong bối cảnh thị trường cổ phiếu, trái phiếu bước đầu ổn định. Khối lượng trái phiếu tư vấn phát hành và phân phối trong quý 2/2023 lần lượt tăng 96% và 63%, so với mức nền thấp tại quý 1/2023. 

Lợi nhuận trước thuế đạt trên 11.3 ngàn tỷ đồng, thực hiện hơn 50% kế hoạch  cả năm 2023. Trong bối cảnh thách thức của nền kinh tế nói chung, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của Techcombank vẫn là điểm sáng của toàn ngành, đạt mức 2.6%. “So với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm nay có phần sụt giảm do thu nhập hoạt động giảm, Tuy nhiên, các chỉ số này không nằm ngoài kế hoạch và dự báo đã đề ra của Ngân hàng”, ông Phùng Quang Hưng – Phó TGĐ TCB cho biết. Tỷ suất sinh lời ROA này tiếp tục là một trong những mức cao nhất mà các ngân hàng trong khu vực đạt được.

CASA cải thiện, chất lượng tài sản tốt hơn kỳ vọng

Theo đánh giá của J.P. Morgan, Techcombank dần trở thành một trong những ngân hàng sinh lợi lớn nhất tại ASEAN, với tỷ lệ ROA trung bình 3.2% trong 3 năm qua. Tổng tài sản của Ngân hàng đạt 732,5 ngàn tỷ đồng tại ngày 30 tháng 6 năm 2023, tăng 17.4% so với cùng kỳ năm ngoái.. Tín dụng tăng trưởng 8.5% so với đầu năm, đạt 482.2 ngàn tỷ đồng. Loại trừ bộ đệm dự trữ nội bộ Ngân hàng cho biết đã sử dụng hết hạn mức tín dụng mà NHNN cấp trong 6 tháng đầu năm nay.

Tiền gửi của khách hàng đạt 382 ngàn tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước (đi ngang so với quý trước). Trong đó, số dư tiền gửi không kỳ hạn đạt 133.4 ngàn tỷ đồng, tăng gần 8% so với quý trước, là kết quả của việc đầu tư vào các giải pháp, các trải nghiệm trên nền tảng số hóa để thúc đẩy hoạt động giao dịch của khách hàng. Tỷ lệ CASA đạt gần 35% trong quý 2, cho thấy sự hồi phục khi lãi suất liên tục giảm bên cạnh một loạt chương trình gia tăng trải nghiệm của Khách hàng, thúc đẩy quan hệ ngân hành chính (primary banking relationship) của Khách hàng với Techcombank.

Bên cạnh ghi nhận kết quả kinh doanh, hai định chế tài chính hàng đầu thế giới là UBS và J.P. Morgan đánh giá cao chất lượng tài sản của Techcombank.

Nền tảng vốn của Ngân hàng được quản trị chặt chẽ với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) ở mức 80.4%; tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn ở mức 31.6% (so với 33.5% vào thời điểm kết thúc quý 1). Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở mức 15.1% vào cuối quý 2 năm 2023, tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành và cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8.0% của trụ cột I, Basel II.

Một điểm sáng đáng chú ý nữa là chất lượng tài sản của Ngân hàng duy trì ở mức đầu ngành. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tiếp tục duy trì ở mức thấp 1.07%, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh ở mức 116%.

Tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho lợi thế cạnh tranh

Theo đánh giá của J.P. Morgan, Techcombank dần trở thành một trong những ngân hàng sinh lợi lớn nhất tại ASEAN, với tỷ lệ ROA trung bình 3.2% trong 3 năm qua.

Mặc dù đã có sự cải thiện, nhưng môi trường kinh doanh nửa cuối năm nay vẫn được dự báo sẽ còn nhiều thách thức. Vì vậy, TCB sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào lợi thế cạnh tranh để hoàn thành các mục tiêu  đề ra trong chiến lược 2021-25.

Đối với hoạt động về số hóa, Ngân hàng sẽ định vị cho từng phân khúc khách hàng khác nhau với các nhu cầu về giao dịch, đầu tư, tín dụng và bảo vệ. Chẳng hạn, đối với các nhà bán lẻ, Techcombank triển khai giải pháp thanh toán qua mã QR toàn diện, dễ dàng và thuận tiện, giúp tăng tốc độ thanh toán, giải quyết vấn đề “đau đầu” nhất mà họ gặp hàng ngày. Bên cạnh đó, Techcombank cũng tích cực đưa ra các giải pháp tối ưu hóa dòng tiền nhàn rỗi, quản lý dòng tiền cho các nhà bán lẻ, hộ gia đình, doanh nghiệp vi mô v.v.

“Việc đưa ra các giải pháp tối ưu hóa dòng tiền nhàn rỗi không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng, mà còn giúp Techcombank đảo bảo thanh khoản, đa dạng hóa nguồn vốn huy động”, ông Phùng Quang Hưng – Phó TGĐ Techcombank cho biết.

Để giúp các khách hàng doanh nghiệp lớn tối đa hóa bài toán quản lý dòng tiền, Techcombank đã hợp tác với Kyriba, nhà cung cấp giải pháp ngân quỹ hàng đầu thế giới, thiết kế giải pháp quản lý thanh khoản và nguồn vốn cho doanh nghiệp C-Cash. Giải pháp này giúp khách hàng có thể theo dõi toàn diện dòng tiền xuyên suốt cũng như dự báo dòng tiền trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.

Theo ông Phùng Quang Hưng, TCB đã và sẽ tiếp tục xây dựng năng lực cạnh tranh dựa trên ba trụ cột số hóa, dữ liệu và nhân tài. Techcombank cũng sẽ lựa chọn động lực tăng trưởng mới ở những phân khúc mà trước đây Ngân hàng chưa có thị phần lớn, như khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng phân khúc phổ thông, hay một số lĩnh vực kinh tế thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

FILI

Các tin tức khác

>   ADP: BCTC Soát xét 6 tháng đầu năm 2023 (01/08/2023)

>   OIL: Báo cáo tài chính quý 2/2023 (công ty mẹ) (01/08/2023)

>   CC1: Nghị quyết Hội đồng quản trị (01/08/2023)

>   EIN: Báo cáo tài chính quý 2/2023 (01/08/2023)

>   DLM: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2023 (01/08/2023)

>   CAB: Nghị quyết Hội đồng quản trị (01/08/2023)

>   PHP: Ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2023 (01/08/2023)

>   PTP: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2023 (01/08/2023)

>   CAB: Nghị quyết Hội đồng quản trị (01/08/2023)

>   SAP: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2023 (01/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật