Thứ Năm, 31/08/2023 13:39

Cuộc đua xuống đáy của MWG, FRT và các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại, điện máy

Trong bối cảnh kinh tế suy yếu cùng với lạm phát leo thang, người tiêu dùng siết chặt hầu bao với gần như mọi thứ, nhất là các sản phẩm không thiết yếu có giá trị cao như điện thoại điện máy. Ngoài ra, cuộc chiến giá cả càng bào mòn biên lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ này.

Cuộc đua xuống đáy

Quý 2/2023 là thời điểm khởi đầu cho cuộc chiến cạnh tranh giá khốc liệt trong ngành bán lẻ điện thoại, điện máy và MWG là bên khơi mào cuộc chiến.

Tại đại hội MWG diễn ra hồi tháng 4/2023, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài khẳng định hiện tượng chênh lệch giá giữa MWG và các chuỗi sẽ chấm dứt và sẽ không để cho chênh lệch giá trở thành điểm lợi dụng của đối thủ.

"Với vai trò nhà đầu tư, nếu các bạn cũng đầu tư vào các đối thủ cạnh tranh, các bạn sẽ nghe thấy tiếng rên xiết trong thời gian sắp tới, và nó sẽ kéo dài chứ không phải ngắn hạn đâu. Các bạn chuẩn bị cho tinh thần đó đi ", ông Tài tự tin khẳng định.

Ngay sau đó, MWG đưa ra chiến lược “giá rẻ quá” để thu hút khách hàng. Trong đó, tivi, hàng điện gia dụng giảm sốc đến 50%, đồng thời cũng giảm giá mạnh các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là các dòng sản phẩm iPhone.

Động thái “xoay trục” của Thế Giới Di Động ngay lập tức khiến các đối thủ không thể đứng ngoài cuộc. FPT Shop nhanh chóng “đáp trả” bằng chiến dịch “Rẻ hơn cả rẻ quá”, Di Động Việt với chiến dịch “Rẻ hơn các loại rẻ” hay Hoàng Hà Mobile với thông điệp “Rẻ hết cỡ”.

Một điểm đáng lưu ý là tại thời điểm đó, các hãng vẫn đang tồn kho khá cao và cần phải xả hàng. Một chiến dịch cạnh tranh mạnh tay hơn cùng với một lượng tồn kho cần phải “xả” khiến giá sản phẩm rớt mạnh và biên lợi nhuận của các bên cũng giảm.

Và dường như các hãng bán lẻ đã cảm nhận được phần nào tiếng “rên xiết” mà vị Chủ tịch MWG nhắc đến.

Kết quả kinh doanh quý 2/2023 của các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị ICT

Đvt: Tỷ đồng

Trong quý 2/2022, ông lớn bán lẻ đầu ngành Thế giới Di động (MWG) ghi nhận bước giảm mạnh về lợi nhuận. MWG dù ghi nhận doanh thu thuần 29.5 ngàn tỷ đồng, nhưng chỉ lãi ròng vỏn vẹn 17 tỷ đồng. Đây là quý lãi thấp nhất từ trước đến nay của MWG.

Trong khi đó, FPT Retail lỗ kỷ lục 220 tỷ đồng trong quý 2/2023 giữa lúc mảng thiết bị ICT lao đao trong cuộc chiến giá, còn mảng dược phẩm chưa thể đóng góp về lợi nhuận. Doanh thu của FPT Retail vẫn tăng trưởng 15% so với cùng kỳ, phần lớn là nhờ mảng nhà thuốc Long Châu.

Điểm chung giữa hai ông lớn này là điện thoại điện máy vẫn đang là mảng chủ chốt, trong khi các mảng mới vẫn chưa sinh lãi, với MWG là Bách Hóa Xanh, An Khang còn FPT Retail là chuỗi dược phẩm Long Châu.

Mảng phân phối ICT cũng chơi vơi

Các ông lớn trong mảng phân phối thiết bị ICT cũng không nằm ngoài “cơn bão”.

Digiworld ghi nhận doanh thu thuần ước đạt 4,596 tỷ đồng, lãi sau thuế dự kiến 83 tỷ đồng, giảm lần lượt 6% và 39% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhìn ở mặt tích cực, tình hình kinh doanh của Digiworld trong quý 2 cho thấy doanh thu tăng 16% và lợi nhuận sau thuế cải thiện 5% so với quý đầu năm.

Hai doanh nghiệp thuộc Petrosetco ghi nhận kết quả tiêu cực hơn. Cụ thể, PETPSD ghi nhận lãi ròng giảm tương ứng 81% và 79%.

Khó phục hồi mạnh trong nửa cuối năm?

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng ngành bán lẻ thiết bị ICT đã chạm đáy trong nửa đầu năm, nhưng nhu cầu chưa thể hồi phục nhanh chóng.

Nhìn về những tháng cuối năm, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cho rằng sức mua trong nửa cuối năm có thể sẽ không cải thiện đáng kể. “Sức mua nếu tăng thì chỉ đến từ tính mùa vụ do có nhiều ngày lễ lớn như Noel, Tết và iPhone ra mắt mẫu mới nhưng cũng không quá đáng kể so với tình trạng hiện nay”, ông Tài cho biết.

Theo ông, kinh tế vĩ mô vẫn đang chưa có nhiều biến chuyển nên khó có thể kỳ vọng ngành bán lẻ trở lại. "Việc đặt kỳ vọng thị trường bán lẻ sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023 và đầu năm 2024 là lạc quan quá mức", ông Tài nói.

Trong khi đó, ông Đoàn Văn Hiểu Em - người phụ trách mảng điện thoại điện máy của MWG - cũng nhận định đây là giai đoạn khó khăn và người tiêu dùng cũng đẩy mạnh xu hướng tiết kiệm. Do đó, MWG đã chuyển sang chiến lược giá tốt để phục vụ người tiêu dùng và dự định sẽ tiếp tục áp dụng chiến lược này cho 6 tháng cuối năm.

Trong khi đó, ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT DGW, kỳ vọng doanh thu có thể phục hồi so với nửa đầu năm nhờ Apple ra mắt iPhone 15 vào tháng 10 và doanh thu máy tính xách tay cao hơn vào mùa tựu trường. Tuy vậy, theo ông, điểm bùng nổ của thị trường ICT sẽ diễn ra vào nửa cuối năm 2024 chứ không phải 6 tháng cuối năm.

“Điểm bùng nổ sẽ rơi vào nửa cuối năm 2024 nhờ cộng hưởng của chu kỳ thay mới sản phẩm và nền kinh tế thời điểm đó tốt hơn, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng trưởng rất mạnh, đặc biệt là thị trường laptop và điện thoại di động – hai ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất của DGW”, ông Việt cho biết.

Thiên Vân

FILI

Các tin tức khác

>   MIE: Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 (31/08/2023)

>   TTE từ lãi thành lỗ sau soát xét (31/08/2023)

>   TVN: Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 (31/08/2023)

>   Nợ phải trả hơn 14.5 ngàn tỷ, Golf Long Thành lãi sau thuế gần 17 tỷ nửa đầu năm (01/09/2023)

>   HAN: Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 (công ty mẹ) (31/08/2023)

>   NAP: Đính chính thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện trả cổ tức năm 2022 bằng tiền: 18/09/2023 (31/08/2023)

>   SD5: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 (31/08/2023)

>   CLX: Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 (công ty mẹ) (31/08/2023)

>   HAN: Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 (31/08/2023)

>   APG: CBTT Nghị quyết HĐQT thông qua bổ nhiệm Trưởng ban Kiểm toán nội bộ (31/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật