Thứ Hai, 28/08/2023 09:15

Chuyên gia cảnh báo gánh nặng nợ công tăng vọt trong 15 năm qua

Một nghiên cứu nêu rõ kể từ năm 2007, nợ công toàn cầu đã tăng trung bình từ tương đương 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tương đương 60% GDP.

Đồng tiền mệnh giá 100 USD. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo các nhà hoạch định chính sách kinh tế quan trọng của thế giới, việc các chính phủ liên tiếp chi những khoản tiền khổng lồ để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu và hậu quả từ đại dịch COVID-19 đã khiến gánh nặng nợ công tăng vọt trong 15 năm qua và khó có khả năng “đảo ngược” tình trạng này.

Đây là kết luận trong bản nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị các Ngân hàng Trung ương Jackson Hole do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tổ chức ngày 26/8 tại thành phố Kansas, thuộc tiểu bang Wyoming của Mỹ.

Bản nghiên cứu nêu rõ, kể từ năm 2007, nợ công toàn cầu đã tăng trung bình từ tương đương 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tương đương 60% GDP. Thậm chí tại các nước tiên tiến, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều.

Điển hình là Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang có khoản nợ chính phủ cao hơn GDP. Cách đây 15 năm nợ công của Mỹ tương đương khoảng 70% GDP.

Chuyên gia Serkan Arslanalp, nhà Kinh tế học tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Giáo sư Barry Eichengreen tại Đại học California (Mỹ) chỉ ra rằng bất chấp những lo ngại về việc tăng trưởng dựa trên đòn bẩy nợ công cao, “việc giảm nợ, mặc dù được mong muốn về mặt nguyên tắc, nhưng khó có thể thực hiện được trên thực tế." Điều này cho thấy có một sự thay đổi đáng kể so với trước đây, khi các quốc gia đã thành công giảm tỷ lệ nợ trên GDP.

Theo hai tác giả của nghiên cứu, nhiều nền kinh tế sẽ không thể giải quyết được gánh nặng nợ nần do dân số già đi. Vì vậy, sẽ cần nguồn tài chính công mới cho các nhu cầu như chăm sóc sức khỏe và lương hưu.

Trong khi đó, lãi suất tăng mạnh từ mức thấp nhất lịch sử cũng đang làm tăng thêm chi phí trả nợ và sự chia rẽ chính trị đã khiến thặng dư ngân sách của các quốc gia khó đạt được, thậm chí là khó duy trì mức hiện tại.

Hai nhà kinh tế Arslanalp và Eichengreen nhấn mạnh lạm phát, trừ khi bất ngờ tăng lên trong một thời gian dài, sẽ không làm giảm tỷ lệ nợ và việc tái cơ cấu nợ đối với các nước đang phát triển đã trở nên khó khăn hơn, khi nhóm chủ nợ ngày càng mở rộng.

Hai tác giả lưu ý các chính phủ sẽ phải chật vật với những khoản nợ “kế thừa” cao, tiếp nối từ chính phủ này sang chính phủ khác. Điều này đòi hỏi các chính phủ phải tập trung nhiều hơn vào việc giới hạn chi tiêu, xem xét tăng thuế và cải thiện quy định của các ngân hàng để tránh những vụ “vỡ nợ” có thể xảy ra./.

Diệu Linh 

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới đứt mạch 4 phiên tăng liên tiếp (26/08/2023)

>   Dầu tăng lên mức cao nhất trong 1 tuần (26/08/2023)

>   Hãng bia Heineken bán lại mảng kinh doanh ở Nga với giá 1 Euro (25/08/2023)

>   Nhật Bản xuất khẩu bao nhiêu thủy hải sản tới Trung Quốc và Hồng Kông? (25/08/2023)

>   Làn sóng công ty cổ phần tư nhân bán mình cho chủ nợ (25/08/2023)

>   Vàng thế giới gần như đi ngang chờ phát biểu của Chủ tịch Fed (25/08/2023)

>   Dầu lại giảm vì áp lực về nhu cầu (25/08/2023)

>   Vàng thế giới khởi sắc, lên cao nhất trong gần 2 tuần (24/08/2023)

>   Dầu tiếp tục giảm do lo ngại về nhu cầu (24/08/2023)

>   Vàng thế giới dao động gần mức đáy 5 tháng chờ Hội nghị Jackson Hole (23/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật