Thứ Ba, 01/08/2023 09:45

Blackpink và làn sóng Hàn Quốc ở Việt Nam

Trong chuyến lưu diễn tại Hà Nội vào cuối tuần trước, nhóm nhạc nữ đình đám Blackpink đã cho thấy sức ảnh hưởng khó cưỡng của họ đối khán giả Việt Nam. Trước Blackpink, người từng khiến Việt Nam phát cuồng chính là huấn luyện viên người Hàn Quốc của đội tuyển U23, Park Hang-seo.

Nhóm Blackpink

Hẳn mọi người ở Việt Nam cũng không thể không biết tới chuỗi cửa hàng bánh Tous les Jours, chuỗi siêu thị GS25 hay rạp chiếu phim CGV,… những thứ mà dễ dàng đập vào mắt họ mỗi ngày.

Điều này cho thấy làn sóng văn hoá Hàn Quốc đã ảnh hưởng sâu rộng tới một loạt lĩnh vực của Việt Nam, từ giải trí, kinh doanh, thời trang tới bóng đá.

Trên thực tế, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện nay ngày càng sâu sắc. Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất hoặc lớn thứ hai tại Việt Nam trong phần lớn thập kỷ qua. Trong quá trình đưa ngành sản xuất của mình lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, Chính phủ Việt Nam thường viện dẫn Hàn Quốc là một “con hổ kinh tế” để ganh đua. Và rõ ràng, Việt Nam đã nhận được lực đẩy từ một loạt công ty Hàn Quốc, từ Samsung cho đến nhà cung cấp hàng may mặc Hae Sung.

Choi Bundo, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc khu vực miền nam và miền trung Việt Nam, nói với Nikkei Asia rằng các thỏa thuận về thuế và thương mại đã vun đắp cho mối quan hệ kinh tế giữa hai nước.

“Mức độ hài lòng cao đối với lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam, cùng kỳ vọng rằng nước này có thể là địa điểm thay thế cho Trung Quốc, là những lý do quan trọng khiến các công ty Hàn Quốc chọn Việt Nam”, ông Choi nói.

Ông cho biết thêm hai quốc gia cũng có nhiều điểm chung. “Việt Nam và Hàn Quốc cùng chung một nền văn hóa Nho giáo. Đặc biệt, người Việt Nam rất thích văn hóa Hàn Quốc như K-pop và phim truyền hình Hàn Quốc”.

Mặc dù sản xuất là cầu nối từ lâu giữa Việt Nam và Hàn Quốc, song làn sóng văn hóa, hay còn gọi là làn sóng hallyu, giờ đây cũng được coi là một cơ hội kinh doanh.

Theo chính quyền thành phố Hà Nội, việc dàn dựng và tổ chức một show diễn lớn như của Blackpink là “điều không dễ dàng”, song điều đó sẽ cho thấy thế giới thấy rằng Việt Nam đang mở cửa với du lịch, một ngành vốn gặp khó kể từ đại dịch COVID-19 đến nay.

Korea Foundation, tổ chức chuyên thực hiện các cuộc khảo sát thường niên về làn sóng hallyu trên toàn cầu, cho biết năm 2022, Việt Nam ghi nhận lượng người hâm mộ nền văn hóa này tăng mạnh nhất, ở mức 223%.

Ngày càng có nhiều người hâm mộ chịu vung tiền để xem Blackpink diễn. Người có mức lương tối thiểu sẽ phải chi hơn một tháng lương để mua được chiếc vé VIP cho show diễn lần này, song số người giàu Việt Nam đã tăng 110% từ năm 2016 đến năm 2021. Đây là mức tăng trưởng cao thứ tư ở châu Á, theo báo cáo của Knight Frank.

Lĩnh vực sản xuất và cộng đồng người hâm mộ hallyu đã đưa hai quốc gia đến gần nhau hơn, song vẫn tồn tại những điểm bất đồng.

Những người làm trong ngành sản xuất của Việt Nam cho biết không phải tất cả văn hóa Hàn Quốc đều là hình mẫu để noi theo, chẳng hạn như tình trạng làm việc không ngừng nghỉ, một hiện tượng cũng phổ biến trong ngành giải trí. Một thành viên Blackpink từng nói với Rolling Stone rằng cô ấy đã làm việc không ngừng nghỉ và ngã bệnh sau chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới.

Một giám đốc nhà máy tại Việt Nam cũng nói với Nikkei rằng rất khó để thâm nhập vào chuỗi cung ứng của một nhà sản xuất Hàn Quốc lớn vì công ty đó thích làm việc với đồng hương.

Tuy nhiên, chính sách công nghiệp của Seoul vẫn được nhiều người ủng hộ bởi họ cho rằng Việt Nam có thể nhờ đó tránh được bẫy thu nhập trung bình (trong đó, tốc độ tăng trưởng của một quốc gia đang phát triển chững lại tại một thời điểm nhất định).

Anam Electronics, một công ty Hàn Quốc chuyên xuất khẩu các sản phẩm âm thanh của LG và Harman, cho rằng Việt Nam đang trên đà đạt được điều đó bằng cách mở rộng hệ sinh thái nhà cung cấp. Theo giám đốc của Anam Việt Nam, Việt Nam hiện giống như Hàn Quốc và Trung Quốc ở giai đoạn phát triển trước đây.

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Viettel Global: Doanh thu hợp nhất quý 2 đạt gần 6,900 tỷ, cao nhất từ trước đến nay (01/08/2023)

>   Viglacera 'vượt đích' lợi nhuận năm 2023 chỉ sau 7 tháng (01/08/2023)

>   Giữ chân ‘đại bàng’ trước tác động thuế tối thiểu toàn cầu (01/08/2023)

>   Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo, lo ngại ảnh hưởng tới Việt Nam (31/07/2023)

>   Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước đạt 512.2 ngàn tỷ đồng (31/07/2023)

>   Cơ chế cho điện mặt trời mái nhà 'bị chê' chưa hấp dẫn, Bộ Công Thương nói gì? (30/07/2023)

>   Chùa Ba Vàng báo cáo một tháng thu hơn 4,1 tỉ đồng công đức nhưng đã chi hết (29/07/2023)

>   7 tháng năm 2023 Việt Nam xuất siêu 15.23 tỷ USD (29/07/2023)

>   Trong tháng 7, cả nước có 13.7 ngàn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 126.9 ngàn tỷ đồng (29/07/2023)

>   Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7/2023 ước tính tăng 3.9% so với tháng trước (29/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật