Thứ Ba, 01/08/2023 20:10

Báo cáo Bộ Chính trị đề án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm

Trong văn bản vừa gửi đến Thủ tướng, Bộ GTVT xin được báo cáo Bộ Chính trị đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm nay.

Theo Bộ GTVT, từ năm 2005, ngành giao thông triển khai nhiều nghiên cứu xem xét đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Trong đó, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi lần đầu của dự án được Hội đồng thẩm định Nhà nước thông qua năm 2009, Bộ Chính trị tán thành về chủ trương đầu tư, tuy nhiên chưa được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2010.

Ngày 28/3/2023, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 49/2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó yêu cầu nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, chặt chẽ, toàn diện, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế để lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ.

Dự án phải có tầm nhìn dài hạn, phát huy được các lợi thế, tiềm năng của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Trên cơ sở đó, ngày 18/4, Hội đồng Nhà nước có thông báo yêu cầu cập nhật, bổ sung hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vào cuối năm 2023.

Theo đó, Bộ GTVT đánh giá dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn.

Đây là dự án chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam nên cần được nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng để lựa chọn phương thức và nguồn vốn đầu tư, yếu tố kỹ thuật mô hình khai thác hợp lý.

Đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam

Với các chỉ đạo trên, Bộ GTVT nhận định hiện quan điểm, định hướng về phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã có điều chỉnh.

Cụ thể, năm 2022, Ban cán sự đảng Chính phủ định hướng đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là đường đôi khổ 1.435mm để vận chuyển hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế khoảng 200-250km/h, tốc độ khai thác khoảng 200km/h.

Tiêu chuẩn này khác với đề xuất Hội đồng thẩm định Nhà nước đang thẩm định “đi thẳng vào hiện đại, kich bản đường đôi khổ 1.435mm để vận chuyển riêng hành khách, tốc độ thiết kế khoảng 350km/h, tốc độ khai thác khoảng 320km/h.

Bộ GTVT đã tổ chức đoàn công tác đi học hỏi kinh nghiệm tại một số quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển như Châu Âu, Trung Quốc để cập nhật, bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và để có đầy đủ cơ sở khoa học, khách quan.

Bộ GTVT cũng sẽ huy động tư vấn quốc tế có kinh nghiệm để nghiên cứu, hoàn thiện làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2025.

Về nội dung đề án, căn cứ chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023, Bộ GTVT đang triển khai cập nhật điều chỉnh đề án chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Theo đó, sẽ trình Bộ Chính trị trước 15/11 tới đây.

Để bảo đảm tiến độ, Bộ GTVT kiến nghị lãnh đạo Chính phủ sớm ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quốc gia.

Bộ cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có ý kiến chậm nhất trong 5 ngày khi xin ý kiến về đề án, nếu không coi như thống nhất nội dung.

Tiến độ nghiên cứu cao tốc Bắc – Nam

Từ 2005 – 2008, Bộ GTVT thuê tư vấn Hàn Quốc nghiên cứu tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo hướng: Nghiên cứu khả thi đoạn Hà Nội-Hà Tĩnh và Nha Trang-Sài Gòn; tốc độ thiết kế giai đoạn 1 là 200 km/h, giai đoạn 2 là 350 km/h; đường đôi khổ 1.435mm chỉ khai thác tàu khách; Tổng mức đầu tư đoạn Hà Nội-Hà Tĩnh là 12,9 tỷ USD, đoạn Nha Trang-Sài Gòn là 9.2 tỷ USD.

Từ 2009 - 2010 (tư vấn Việt Nam - Nhật Bản): tốc độ thiết kế 350km/h, đường đôi khổ 1.435mm chỉ khai thác tàu khách, chiều dài 1.570km, với 27 ga và 5 khu depot, Tổng mức đầu tư 55,9 tỷ USD (suất đầu tư 35,6 triệu USD/km).

Từ 2011 - 2013 ( tư vấn Nhật Bản): Nghiên cứu 2 đoạn tuyến Hà Nội - Vinh (dài 284km, Tổng mức đầu tư 10,2 tỷ USD và đoạn TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang (dài 366km, Tổng mức đầu tư  9,9 tỷ USD), tốc độ thiết kế tối đa 350km/h, đường đôi, khổ 1.435mm.

Từ 2017 - 2019 (tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS): Tuyến mới phục vụ tàu khách, tốc độ thiết kế 350km/h, đường đôi khổ 1435mm, dài 1.559km, 24 ga và 3 ga quy hoạch, 5 depot; Tổng mức đầu tư  58,7 tỷ USD

N.Huyền

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Ngày 04/08, Liên danh VIETUR sẽ mở hồ sơ đề xuất tài chính gói thầu 5.10 sân bay Long Thành (01/08/2023)

>   Cơ quan chức năng nói gì về việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm? (01/08/2023)

>   Truy nguyên nhân gây ngập trên cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết (31/07/2023)

>   Quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập trong hai năm tới (31/07/2023)

>   Phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2030 (30/07/2023)

>   TP.HCM: Nghiên cứu, bổ sung quy hoạch đường ven sông Sài Gòn (27/07/2023)

>   Gói thầu 5.10 sân bay Long Thành: Liên danh Vietur của ông lớn Thổ Nhĩ Kỳ có "hồ sơ năng lực" khủng cỡ nào? (29/07/2023)

>   Các công ty xây dựng thu lãi bao nhiêu nếu trúng thầu dự án sân bay Long Thành? (25/07/2023)

>   Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam (24/07/2023)

>   TP HCM bổ sung nhiều tuyến đường sắt, đường trên cao vào quy hoạch (24/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật