ACC đi lùi trong quý 2
Theo BCTC hợp nhất quý 2/2023 của CTCP Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC (HOSE: ACC) báo lãi ròng còn 8 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, doanh nghiệp phát sinh khoản vay dài hạn hơn 200 tỷ đồng.
Quý 2, doanh thu ACC được chia đều cho các mảng gồm doanh thu từ bán thành phầm gần 20 tỷ đồng, thi công công trình hơn 57 tỷ đồng (giảm phân nữa so cùng kỳ) và cung cấp dịch vụ, hàng hóa hơn 47 tỷ đồng.
Qua đó, ACC ghi nhận doanh thu thuần gần 125 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là doanh thu hoạt động tài chính giảm tới 79%, chỉ còn gần 6 tỷ đồng, do không còn khoản nhượng quyền mua cổ phiếu CTCP Khoáng sản miền đông AHP.
Cơ cấu doanh thu của ACC trong quý 2/2023
Nguồn: ACC
|
Giá vốn bán hàng hơn 103 tỷ đồng, giảm 12% cao hơn mức giảm doanh thu nên sau khấu trừ, lãi gộp Doanh nghiệp đạt 21 tỷ đồng, tăng 59% so cùng kỳ. Nhờ vậy, biên lãi gộp tăng từ 10% cùng kỳ nên 17%. Mặt khác, chi phí tài chính gần 12 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ; toàn bộ là chi phí lãi vay.
Chi phí bán hàng tăng 88% (3 tỷ đồng) trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm 17% so cùng kỳ (còn 4 tỷ đồng).
Do các khoản doanh thu phần lớn đều giảm, ACC báo lãi ròng còn 8 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2023 của ACC (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2023 của ACC
|
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Doanh nghiệp đạt hơn 237 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi ròng hơn 18 tỷ đồng, lần lượt giảm 15% và 52% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2023, ACC đặt kế hoạch đạt gần 1,096 tỷ đồng tổng doanh thu và hơn 98 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng lần lượt 56% và 21% so với thực hiện 2022. So với kế hoạch, ACC thực hiện được 23% chỉ tiêu tổng doanh thu và 19% chỉ tiêu lãi sau thuế sau nửa đầu năm.
Xuất hiện khoản vay dài hạn hơn 200 tỷ đồng
Tại ngày 30/06/2023, quy mô tài sản ACC đạt 2,507 tỷ đồng, tăng 19%. Trong đó, ACC nắm giữ hơn 30 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm 72% so với đầu năm. Doanh nghiệp không phát sinh khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 15% so với đầu năm còn 732 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho tăng 22%, lên gần 1,111 tỷ đồng; trong đó chiếm một nửa là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang với 550 tỷ đồng, đáng chú ý là các hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai dự án Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh gần 314 tỷ đồng.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của ACC tại 30/06/2023
Nguồn: ACC
|
Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả còn hơn 1,357 tỷ đồng, tăng 54% so đầu năm. Đáng chú ý, cuối quý 2, phát sinh khoản vay tài chính dài hạn hơn 212 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tây Hồ. Khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 809 tỷ đồng, tăng 27%.
Thanh Tú
FILI
|