Thứ Ba, 25/07/2023 11:00

Vì sao hoạt động phát hành CW lại trầm lắng?

Nửa đầu năm 2023, một số công ty chứng khoán (CTCK) là đơn vị phát hành chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) nổi bật lại không có đợt phát hành nào. Lý do vì sao?

Hoạt động phát hành CW có sự trầm lắng trong nửa đầu năm 2023. Tính tới 01/06/2023, có gần 70 mã CW được phát hành. Đáng chú ý, các đơn vị phát hành mạnh trong các năm trước như Chứng khoán SSI, Chứng khoán TP.HCM (HSC), Chứng khoán VNDIRECT lại không phát hành bất kỳ chứng quyền nào.

Không chỉ hoạt động phát hành giảm sút, giao dịch CW trên sàn cũng giảm mạnh trong những tháng đầu năm. Giá trị giao dịch CW bình quân mỗi phiên trong 5 tháng đầu năm 2023 chỉ ở mức 10 tỷ đồng/phiên, giảm một nửa so với năm 2022.

Thống kê giao dịch CW tại sàn HOSE
Nguồn: HOSE

Diễn biến này phần nào trùng khớp với tình hình thị trường chung nửa đầu năm 2023. Thanh khoản ở 2 sàn niêm yết (HOSEHNX) giảm về mức quanh 12 ngàn tỷ đồng/phiên.

Sau thời gian nguội lạnh, từ cuối tháng 4 tới cuối tháng 6/2023, VN-Index liên tục tăng điểm. Giao dịch chứng khoán sôi động trở lại với thanh khoản thị trường trong tháng 6 đạt gần 20 ngàn tỷ đồng/phiên.

Cũng trong tháng 6, một số CTCK đã rục rịch phát hành CW trở lại. Chứng khoán BSC sẽ phát hành 5 mã, dựa trên cổ phiếu cơ sở là ACBMWGSSISTBTCB. Chứng khoán Phú Hưng (PHS) dự kiến phát hành 3 mã CW dựa trên HPGSTBPOW.

Ngoài ra, từ tháng 5 tới nay, KIS đã liên tục thực hiện 4 đợt phát hành sau hơn một quý đầu năm im hơi lặng tiếng. Tổng số CW phát hành lên tới 82 mã.

Giao dịch trên thị trường trái phiếu cũng tích cực trở lại. Trong tháng 6/2023, khối lượng giao dịch CW bình quân/phiên đạt khoảng 19.47 triệu CW với giá trị giao dịch bình quân/phiên đạt hơn 24.9 tỷ đồng; tương ứng tăng 65% về khối lượng bình quân và tăng 150% về giá trị giao dịch bình quân so với tháng 5/2023.

Lý giải về sự trầm lắng trong hoạt động phát hành CW nửa đầu năm, ông Nguyễn Đức Thông - Giám đốc Giao dịch Phái sinh CTCK SSI cho biết, mỗi tổ chức phát hành sẽ có những chiến lược phát hành chứng quyền khác nhau. Tuy nhiên, việc các CTCK ngưng phát hành chứng quyền trong nửa đầu 2023 có thể xuất phát từ một số yếu tố: thanh khoản, thời điểm thị trường và hạn mức phát hành.

Dựa trên mức độ quan tâm hiện tại của nhà đầu tư với những chứng quyền đang giao dịch trên thị trường, tổ chức phát hành sẽ cân nhắc có thực hiện phát hành chứng quyền mới ra thị trường hay không và nếu phát hành thì số lượng bao nhiêu là phù hợp.

Khi phát hành chứng quyền, các tổ chức phát hành cũng cần mua cổ phiếu để phòng ngừa rủi ro. Do vậy, các CTCK cũng cần cân nhắc thời điểm thị trường an toàn để phát hành, vừa giảm rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, vừa giảm rủi ro thua lỗ cho nhà đầu tư khi tham gia giao dịch.

Cuối cùng, mỗi CTCK có giới hạn về room phát hành. Nếu đã sử dụng hết, sẽ phải đợi tới khi chứng quyền của họ đáo hạn mới có thể phát hành mới.

Ông Đặng Đức Cường - Đại diện bộ phận kinh doanh các sản phẩm phái sinh, CTCK ACB (ACBS) đánh giá sau giai đoạn giảm giá khốc liệt của thị trường cơ sở trong năm 2022 thì tỷ lệ nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng quyền cũng đã sụt giảm đáng kể, bởi chứng quyền hiện tại chỉ có chiều lên mà chưa có chiều xuống, khiến nhà đầu tư không dự đoán đúng xu hướng của thị trường chung sẽ phải trả giá khá đắt.

Do lực hấp thụ kém nên các tổ chức phát hành cũng thiếu động lực để cung cấp thêm sản phẩm mới cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các CTCK cũng muốn chậm lại để phân tích, đánh giá và đưa ra chiến lược mới trong bối cảnh thị trường khá ảm đạm.

Trên thị trường, các sản phẩm CW thường được phát hành với các thông số cơ bản như cổ phiếu cơ sở, tỷ lệ thực hiện, giá thực hiện, kỳ hạn…  đa dạng

Theo đại diện của ACBS, việc phát hành đa dạng các mã chứng quyền với các kỳ hạn khác nhau của tổ chức phát hành giúp nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn, từ đó họ sẽ có xu hướng gắn bó thân thiết với các sản phẩm của tổ chức phát hành.

CTCK có đa dạng các mã chứng quyền sẽ dễ dàng thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, không phải cứ phát hành nhiều mã chứng quyền là sẽ thu hút được nhà đầu tư mà các tổ chức phát hành phải cung cấp đầy đủ thanh khoản để trong bất cứ khi nào nhà đầu tư cần họ cũng có thể dễ dàng được thỏa mãn.

Về mặt kỹ thuật, ông Nguyễn Đức Thông cho biết, phát hành CW trên nhiều cổ phiếu cơ sở cũng giúp ích một số điểm cho tổ chức phát hành. Đầu tiên là giúp tối ưu hóa nguồn vốn của tổ chức phát hành dùng cho hoạt động phát hành chứng quyền. Tổ chức phát hành phải tiến hành ký quỹ bắt buộc cho toàn bộ lượng chứng quyền đăng ký bán ra thị trường, dù thực tế có bán được hay không.

Do đó, khi tổ chức phát hành bán chứng quyền đa dạng trên nhiều tài sản cơ sở khác nhau sẽ giúp nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn và giúp tổ chức phát hành tăng cơ hội bán được chứng quyền, từ đó đồng vốn được sử dụng hiệu quả hơn.

Mặt khác, tổ chức phát hành ít có khả năng phòng ngừa rủi ro hiệu quả một cách tuyệt đối với những trường hợp biến động tăng giảm mạnh của một chứng khoán cơ sở cụ thể.

Tuy nhiên, các chứng khoán cơ sở cũng ít có khả năng tăng giảm mạnh cùng một thời điểm nên phát hành chứng quyền trên nhiều chứng khoán cơ sở khác nhau, giúp tổ chức phát hành đa dạng hóa danh mục cổ phiếu phòng ngừa rủi ro và giúp giảm bớt rủi ro cho tổ chức phát hành.

Là một trong những đơn vị phát hành CW đa dạng, đại diện CTCK KIS Việt Nam nhận định, việc CTCK phát hành nhiều CW là một phần trong kế hoạch phát triển của họ. Điều này góp phần không nhỏ trong việc tăng sự chú ý của nhà đầu tư đối với CW.

Đây là một sản phẩm có tính đòn bẩy cao, do vậy, việc đa dạng lựa chọn sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội hơn trong thị trường chứng quyền. Các chứng quyền tuy có cùng chứng quyền cơ sở, song các thông số khác nhau sẽ có tính đòn bẩy khác nhau, từ đó, giá và độ biến động của chứng quyền cũng khác nhau khi chứng khoán cơ sở thay đổi. Với mỗi chứng quyền, nhà đầu tư sẽ có một mức lãi lỗ khác nhau dù cho cùng một chứng khoán cơ sở.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền 25/07/2023: Sắc xanh tiếp tục duy trì? (24/07/2023)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 24-28/07/2023: Tâm lý hưng phấn tiếp tục duy trì? (23/07/2023)

>   Thị trường chứng quyền 21/07/2023: Áp lực bán vẫn xuất hiện trên diện rộng (20/07/2023)

>   Thị trường chứng quyền 20/07/2023: Sự sôi động đang mất dần? (19/07/2023)

>   CHDB2306: Thông báo điều chỉnh chứng quyền (19/07/2023)

>   CHDB2305: Thông báo điều chỉnh chứng quyền (19/07/2023)

>   CHDB2304: Thông báo điều chỉnh chứng quyền (19/07/2023)

>   CHDB2303: Thông báo điều chỉnh chứng quyền (19/07/2023)

>   CHDB2302: Thông báo điều chỉnh chứng quyền (19/07/2023)

>   CHDB2301: Thông báo điều chỉnh chứng quyền (19/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật