Thứ Tư, 12/07/2023 14:11

Thí điểm dùng cát biển làm vật liệu đắp nền đường cho kết quả tốt

Theo đánh giá bước đầu nghiên cứu thí điểm của Bộ Giao thông Vận tải, nguồn cát biển có thể thay thế cát sông làm vật liệu đắp nền đường các dự án công trình xây dựng.

Các dự án thi công cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu cát đắp nền. Thi công tại dự án cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ. Ảnh: T.C

TTXVN cho biết, Vụ Khoa học-Công nghệ và Môi trường (Bộ Giao thông Vận tải) vừa có báo cáo đánh giá về việc nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển phục vụ các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao về triển khai nhanh việc áp dụng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Ban quản lý dự án Mỹ Thuận thực hiện thí điểm sử dụng cát biển cho dự án thành phần đoạn Hậu Giang-Cà Mau thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, nghiên cứu thí điểm này làm cơ sở để đánh giá khả năng thay thế cát sông đắp nền đường bằng cát biển ra thực tế theo các thiết kế điển hình của đường giao thông. Đến nay, đoạn thí điểm đã hoàn thành hết lớp đắp bằng cát biển K95, K98 (tỷ lệ đầm nén thực tế đạt 95, 98%), đang thi công lớp đá dăm láng nhựa, dự kiến đến tháng 12-2023 sẽ hoàn thành đến lớp mặt và có thể thông tuyến đoạn thí điểm.

Đưa ra kết quả đánh giá bước đầu về vật liệu đắp nền đoạn thí điểm, Vụ Khoa học-Công nghệ và Môi trường cho biết vật liệu đầu vào cát biển dùng đắp mẫu cát biển sử dụng cho đoạn thí điểm là đảm bảo các yêu cầu đối với vật liệu đắp nền về hàm lượng muối hoàn tan và chỉ số sức chịu tải theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô-Thi công và nghiệm thu (tổng lượng muối hòa tan <5%).

Về vấn đề chất lượng môi trường xung quanh khi sử dụng cát biển của đoạn thí điểm cho thấy, chất lượng môi trường nền (nước mặt, nước ngầm và đất) trước và trong khi thi công cho thấy chưa có bằng chứng về việc thi công đắp cát biển làm tăng độ mặn và hàm lượng Clorua trong nước mặt và nước ngầm; việc thi công cũng không ảnh hưởng đến chất lượng đất.

Để có thêm số liệu làm cơ sở đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của cát biển sử dụng cho dự án xây dựng đường cao tốc, thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ về việc bổ sung lấy mẫu cát biển từ các vùng miền khác nhau để nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện hơn về nguồn và chất lượng cát biển sử dụng cho các công trình xây dựng.

N.Tân

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Giữ nguyên hướng tuyến đường Vành đai 4 giữa TPHCM và Bình Dương (12/07/2023)

>   Đề xuất dời Trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai về khu công nghiệp Biên Hòa 1 (12/07/2023)

>   Lâm Đồng đã đủ nguồn lực tài chính để khởi công hai dự án cao tốc (12/07/2023)

>   Nam Định sắp đấu giá 222 lô đất, khởi điểm cao nhất hơn 9 tỷ đồng/lô (12/07/2023)

>   Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại (11/07/2023)

>   Lập cảng sông An Tây (Bình Dương) trung chuyển container đến cảng Cát Lái và Cái Mép (10/07/2023)

>   Cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1.400 tỉ đồng (10/07/2023)

>   Bất động sản vùng ven được ‘kích hoạt’ thanh khoản với giá giảm sâu (09/07/2023)

>   Kon Tum sắp đấu giá hơn 300 lô đất, khởi điểm cao nhất hơn 333 triệu đồng (09/07/2023)

>   Dự kiến phê duyệt đầu tư 14 dự án giao thông lớn (08/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật