Thứ Ba, 18/07/2023 16:30

Dịch vụ 

Tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành, HSC lạc quan về triển vọng của TPBank

Theo báo cáo mới nhất của HSC, đứng trước tình hình khó khăn chung, tăng trưởng tín dụng của TPBank vẫn cao hơn mức trung bình toàn ngành nhờ bệ đỡ từ hệ số CAR duy trì ở mức cao và cơ cấu cho vay cân bằng tốt.

Công ty chứng khoán HSC vừa công bố báo cáo mới nhất về Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB). Sau khi xem xét kết quả kinh doanh Quý I của nhà băng này, cùng những thay đổi gần đây về quy định và việc cắt giảm lãi suất, các chuyên gia của HSC đã đưa ra những dự báo mới về tình hình kinh doanh 3 năm tới của TPBank.

Theo đó, HSC giữ nguyên dự báo lợi nhuận năm 2025 của TPBank, trong khi điều chỉnh giảm nhẹ tăng trưởng tín dụng và NIM của nhà băng này trong giai đoạn 2023 - 2024 trước những khó khăn vĩ mô. Tăng trưởng tín dụng của TPBank được HSC dự báo ở mức 16% trong năm nay, thấp hơn so với dự báo ban đầu là 18%. Tuy nhiên, mức 16% vẫn cao hơn so với trung bình ngành (Ngân hàng Nhà nước giao tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 14%). NIM của TPBank có thể giảm nhẹ xuống 3.98% trong năm 2023, nhưng sau đó sẽ phục hồi lên 4.13% (2024) và 4.3% (2025).

Thực tế theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 20/6/2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt 3.13%, thấp hơn rất nhiều so với mức 8.51% cùng kỳ năm trước. Nhu cầu tín dụng vẫn ở mức thấp và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong nửa cuối năm nay. Trong khi đó, chi phí huy động vốn lại neo ở mức cao do mặt bằng lãi suất huy động tăng cao hồi cuối năm 2022.

HSC nhận định nhờ bộ đệm vốn vững chắc, TPBank vẫn ghi nhận kết quả tăng trưởng tích cực. “Tăng trưởng tín dụng của TPBank cao hơn mức trung bình toàn ngành nhờ hệ số CAR duy trì ở mức cao (13%) và cơ cấu cho vay cân bằng tốt (Doanh nghiệp: 11%, SME: 30%, Bán lẻ: 59%)”, báo cáo của HSC nêu.

Được biết, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của TPBank đạt 12.65%, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu của Basel II là 8%, thuộc nhóm cao nhất toàn ngành. Tỷ lệ CAR cao cũng cho phép TPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai chia cổ tức bằng tiền mặt đầu năm nay, với tỷ lệ 25%. Vì ngay cả khi đã chia cổ tức, CAR của ngân hàng vẫn dư sức đáp ứng yêu cầu của quy định, đồng thời tiếp tục nhằm trong nhóm dẫn đầu.

TPBank cũng được HSC dự đoán sẽ có những bước phục hồi đáng kể trong năm tài chính 2024-2025. Tỷ suất lợi nhuận trung bình năm (CAGR) 2024-2025 được dự báo đạt khoảng 20.5%, ROE sẽ duy trì ở mức 20-21% trong giai đoạn 2023-2025. Từ năm tới, các mảng kinh doanh chính của TPB sẽ phục hồi. Trong đó, giai đoạn 2024-2025 sẽ chứng kiến sự cải thiện về thu nhập và chất lượng tài sản.

Trước đó, năm 2022, tỷ lệ ROE của TPBank đạt 21.5%, cao hơn mức bình quân toàn ngành (gồm 14 ngân hàng trong danh sách quan sát của HSC). Tỷ lệ này có thể giảm xuống 19.8% trong năm 2023 do những biến động của thị trường, tuy nhiên sẽ hồi phục trở lại lên 21.3% vào năm 2024.

Thực tế, từ đầu năm đến nay, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, TPBank đã chủ động hy sinh lợi nhận, thực hiện liên tiếp nhiều đợt cắt giảm lãi suất cùng với nhiều gói ưu đãi lãi suất đặc biệt dành cho những khoản vay mới và cũ của cả khách hàng cá nhân và khách doanh nghiệp. Lãi suất huy động cũng được điều chỉnh giảm trở lại mức trước COVID-19.

HSC cho rằng thu nhập từ phí ròng của TPBank vẫn có thể tăng trưởng mạnh mẽ giúp ngân hàng hạn chế ảnh hưởng từ sự thu hẹp của tổng thu nhập hoạt động. Cụ thể, HSC dự báo thu nhập từ phí của TPBank tăng trưởng 26.8% trong năm 2023 và 24.4% trong năm 2024, tăng 0.2 điểm % so với mức dự báo trước đó.

Theo ước tính của HSC, TPBank sẽ cắt giảm chi phí tín dụng từ 1.40% xuống 1.19% trong năm 2023 và tiếp tục cắt giảm khoảng 0.3% mỗi năm trong hai năm tới do Nghị định 08 và Thông tư 02 cho phép những người đi vay gặp khó khăn được tái cấp vốn hoặc gia hạn thời hạn và giảm rủi ro dự phòng/nợ xấu cho các ngân hàng. Ngoài ra, thị trường bất động sản cũng bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tích cực nhờ sự chuyển dịch của Chính phủ với nhiều chính sách hỗ trợ hơn.

Trên sàn chứng khoán, các chuyên gia HSC nhận định TPB vẫn khá hấp dẫn. “Từ đầu năm đến nay, TPB luôn cho thấy những tín hiệu tích cực. Giá cổ phiếu của TPB tăng 22% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trung bình 20% của các cổ phiếu ngân hàng TMCP khác trên sàn. P/B kỳ hạn 1 năm của TPB hiện là 1.04 lần, cao hơn 10% so với mức trung bình của các ngân hàng TMCP là 0.95 lần (mức chênh lệch này không thay đổi trong 12 tháng qua). Kết quả này của TPB phản ánh sự phục hồi rộng rãi của toàn ngành”.

Trong phiên giao dịch hôm nay (18/7), TPB khớp lệnh cao kỷ lục, gấp 4 lần khối lượng bình quân 15 ngày, giúp giá tạm tính tăng tới 3.56%.

Trong báo cáo mới nhất, HSC đã tăng 6% giá mục tiêu cho TPB và dự báo P/B năm 2023 của TPB là 1.24 lần. Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS Growth rate) của TPBank cũng được tổ chức này dự báo tăng mạnh lên gần 4 lần vào năm tới. 

FILI

Các tin tức khác

>   Con trai Chủ tịch muốn "sang tay" 124.7 triệu cp VIB cho Funderra? (18/07/2023)

>   Xử lý nợ xấu nhìn từ một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm (18/07/2023)

>   Thông tư 06 hạn chế TCTD cho vay trường hợp nào mà HoREA kiến nghị sửa đổi?  (18/07/2023)

>   Ngân hàng xử lý món nợ xấu gần 250 tỷ đồng của Vinaxuki (18/07/2023)

>   VND dùng tài sản thanh khoản cao để đảm bảo cho khoản vay hạn mức 10,000 tỷ từ Vietcombank (18/07/2023)

>   Phải giảm nhanh lãi suất cho vay (18/07/2023)

>   Vietstock LIVE số tháng 07/2023: Quản lý gia sản qua các thế hệ (18/07/2023)

>   Kiến nghị sửa đổi Thông tư 06 để xoá rào cản cho vay (17/07/2023)

>   Ngân hàng SCB thu phí SMS Banking theo số lượng tin nhắn từ 01/08 (17/07/2023)

>   Ngân hàng SCB tiếp tục đóng cửa nhiều phòng giao dịch (17/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật