Thứ Ba, 25/07/2023 10:52

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Đến năm 2024 hàng không mới phục hồi

Đưa ra dự báo về thị trường, ông Trịnh Ngọc Thành, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết Hiệp hội Vận tải hàng không thế giới (IATA) nhận định thị trường vận tải hàng không quốc tế đã cơ bản ổn định trở lại nhưng phục hồi vẫn chậm hơn dự báo, chỉ bằng 88% so với năm 2019. Dự kiến, đến năm 2024 mới có thể về bằng mức trước dịch COVID-19.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm của Cục Hàng không Việt Nam - Ảnh: Báo GT

Thông tin tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Cục Hàng không Việt Nam ngày 24/7, ông Phạm Văn Hảo, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết 6 tháng đầu năm, tổng thị trường hành khách ước đạt 34.7 triệu khách, tăng 49.6% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, khách quốc tế đạt 14.7 triệu khách, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ 2022, bằng 73.5% so cùng kỳ 2019. Khách nội địa đạt 20 triệu khách, giảm 3.4% so với cùng kỳ 2022 nhưng tăng 8.1% so cùng kỳ 2019.

Tổng thị trường hàng hóa ước đạt 483,000 tấn, giảm 26% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, hàng hóa quốc tế đạt 405,000 tấn, giảm 30% so với cùng kỳ 2022. Hàng hóa nội địa đạt 77,600 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ 2022.

Đến năm 2024 hàng không mới phục hồi

Đưa ra dự báo về thị trường, ông Trịnh Ngọc Thành, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết Hiệp hội Vận tải hàng không thế giới (IATA) nhận định thị trường vận tải hàng không quốc tế đã cơ bản ổn định trở lại nhưng phục hồi vẫn chậm hơn dự báo, chỉ bằng 88% so với năm 2019. Dự kiến, đến năm 2024 mới có thể về bằng mức trước dịch COVID-19.

Tuy nhiên, theo ông Thành, hiện đang có sự đánh giá khác nhau về khả năng phục hồi của hàng không. Trong đó, Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam đang đánh giá bằng số lượng chuyến bay còn hãng hàng không đánh giá bằng lượng khách.

"Nếu tính số chuyến thì có thể nói hàng không cơ bản đã phục hồi, nhất là trên các đường bay đi/đến Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, về số lượng khách lại khác. Thực tế là các hãng hàng không đang cố giữ chỗ cho lịch bay mùa hè năm 2024 nên phải cố gắng bay mà không quan tâm đến hệ số sử dụng ghế”, ông Thành chia sẻ.

Phân tích rõ hơn, ông Thành cho biết đến tháng 7, tổng lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam mới chỉ đạt 10%, khách Nhật Bản đạt 54%. Riêng khách Hàn Quốc đạt 80% do khách công vụ nhiều nhưng lượng khách du lịch vẫn thấp. Khả quan nhất là khách Ấn Độ (tăng gần gấp đôi), còn khách Australia và Mỹ tăng hơn 10%.

Tại thị trường nội địa, lượng khách đã vượt so với năm 2019 khoảng 10% nhưng giảm hơn so với năm 2022. Trong cao điểm hè, dù lượng khách tăng 14% nhưng giá bình quân lại giảm 14%. Nguyên nhân là do cung vượt cầu khi các hãng hàng không không bay được quốc tế nên dồn tải vào thị trường nội địa.

“Thực tế là hàng không đã phục hồi cơ bản cả nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, hệ số sử dụng ghế bình quân trên các đường bay quốc tế chỉ khoảng 67-68%. Con số này thấp hơn khoảng hơn 10% so với năm 2019 trước khi có dịch COVID", ông Thành nói.

Cùng quan điểm, ông Đinh Việt Phương, Tổng giám đốc Vietjet một lần nữa nhấn mạnh các hãng hàng không đang gặp khó khăn bởi số chuyến bay tăng nhưng khách không tăng. Hệ số sử dụng ghế giảm. Nguyên nhân là do thị trường giảm, sức mua giảm. Lượng khách quốc tế so với năm 2022 có tăng nhưng so với 2019 vẫn không đạt như kỳ vọng.

"Thông thường, cao điểm hè thường kéo dài đến khoảng 15/8, thậm chí là tuần thứ 3 của tháng 8. Tuy nhiên năm nay, mới đến 15/7 lượng khách đã giảm. Chưa kể đến việc khách giảm nhưng hãng vẫn phải bay đều để giữ chỗ bay. Không bay thì sợ mất chỗ", ông Phương chia sẻ.

Các hãng hàng không đang khó khăn bởi số chuyến bay tăng nhưng khách không tăng, hệ số sử dụng ghế giảm

Các hãng hàng không phải bay để giữ slot dù vắng khách

Chia sẻ với khó khăn của các hãng hàng không, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết: Việc các hãng hàng không đang phải “bay để giữ slot” là có thật.

“Với các nhà chức trách hàng không nước ngoài, có bay mới giữ được slot. Đúng là thị trường xuống thấp, nhưng nếu năm nay chúng ta không bảo đảm số lượng chuyến thì năm sau họ sẽ cắt slot. Chúng tôi hiểu những khó khăn của các hãng hàng không, đã trao đổi với nhà chức trách hàng không các nước để hỗ trợ theo nguyên tắc “có đi có lại”, họ bay đến mình thì phải cho mình bay đến họ", ông Thắng cho hay.

Tuy nhiên, trước những khó khăn các hãng hàng không nêu, Cục trưởng Cục Hàng không khẳng định sẽ nỗ lực tối đa trong việc đàm phán giữ slot cho các hãng hàng không Việt. Trong trường hợp ngoài khả năng, Cục Hàng không sẽ đề nghị đàm phán ở những cấp cao hơn qua đường ngoại giao.

Lắng nghe các kiến nghị của hãng hàng không, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn bày tỏ chia sẻ với những khó khăn của các doanh nghiệp hàng không.

“Tôi biết khó khăn với các doanh nghiệp hàng không còn rất lớn. Tời gian qua, vì nhiều nguyên nhân khách quan, trong đó có cả nguyên nhân do dịch bệnh, các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp chưa được tổ chức nhiều. Bộ GTVT mong muốn giữa quản lý nhà nước và doanh nghiệp phải tương tác nhiều hơn. Chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, xem xét trong chỉ đạo điều hành có gì chưa phù hợp, chưa thực sự tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp để cùng nhau sửa đổi", Thứ trưởng Bộ GTVT đề nghị.

Thứ trưởng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam cần nghiên cứu tất cả kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp để tổng hợp và báo cáo Bộ GTVT.

"Những gì có thể tiếp thu, Cục Hàng không và Bộ GTVT sẽ tiếp thu ngay. Những gì có thể sửa đổi cho phù hợp, nếu trong thẩm quyền thì sửa đổi ngay. Những vấn đề vượt thẩm quyền, chúng ta sẽ báo cáo lên cấp cao hơn để có thể hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, đồng hành với các hãng hàng không trong việc phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân”, Thứ trưởng nói.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Hoàn thành bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 (24/07/2023)

>   Phó Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm vi phạm của các ‘ông lớn’ xây dựng khi thoái vốn (25/07/2023)

>   Hyosung Việt Nam muốn đầu tư 1 tỷ đô cho nhà máy sợi carbon tại Bà Rịa-Vũng Tàu (24/07/2023)

>   Lô hàng xuất khẩu nửa triệu USD của Việt Nam nghi bị lừa đảo tinh vi (24/07/2023)

>   TP.HCM: Giám sát chặt, không để công chức có doanh nghiệp 'sân sau', 'thân hữu' (24/07/2023)

>   Áp lực lớn giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 (24/07/2023)

>   Bộ Tài chính: Chùa Ba Vàng không báo cáo tiền công đức, Yên Tử thu có 3,7 tỷ/năm (23/07/2023)

>   Doanh nghiệp háo hức chờ khởi sắc (23/07/2023)

>   Đến Việt Nam, du khách nước nào chi tiêu mạnh tay nhất? (22/07/2023)

>   Việt Nam có nguồn đất hiếm lớn thứ 2 thế giới (22/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật