Chủ Nhật, 30/07/2023 08:40

Phát hiện số lượng lớn linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện thoại di động không xuất xứ

Tại 3 cửa hàng bị cơ quan chức năng kiểm tra, số hàng hóa vi phạm trị giá hàng trăm triệu đồng và được cơ quan chức năng lập biên bản tạm giữ.

Cục quản lý thị trường (QLTT) TP HCM vừa có thông báo về việc đồng loạt kiểm tra 3 điểm kinh doanh linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện thoại di động, phát hiện trên 27.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phát hiện số lượng lớn linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện thoại di động không xuất xứ - Ảnh 1.

Cơ quan QLTT kiểm tra hàng hóa tại cửa hàng phụ kiện điện thoại

Theo đó ngày 28 và 29-7, Đội QLTT số 10 thuộc Cục QLTT TP HCM phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra Tội phạm về kinh tế và chức vụ - Công an quận 10, TP HCM đã đồng loạt kiểm tra 3 điểm kinh doanh linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện thoại di động thuộc phường 7, quận 10 và phát hiện số lượng lớn hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cụ thể tại hộ kinh doanh Lê Quốc Việt, số 791-793 đường 3 Tháng 2 (quận 10), đoàn kiểm tra phát hiện 1.500 đơn vị sản phẩm hàng hóa là ốp lưng điện thoại di động không hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn hàng hóa.

Tại hộ kinh doanh Đại Hào, số 747-749 đường 3 Tháng 2 (quận 10), đoàn kiểm tra phát hiện 8.350 đơn vị sản phẩm hàng hóa là ốp lưng điện thoại di động các loại không hóa đơn, chứng từ, không không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn hàng hóa.

Phát hiện số lượng lớn linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện thoại di động không xuất xứ - Ảnh 3.

QLTT kiểm tra nhiều của hàng phụ kiện điện thoại

Tương tự, tại hộ kinh doanh Lê Thị Phương Anh, số 753-755-757-759 đường 3 Tháng 2 (quận 10), đoàn kiểm tra phát hiện 17.830 đơn vị sản phẩm hàng hóa gồm: 15.580 ốp lưng và 2.250 miếng dán kính cường lực không hóa đơn, chứng từ, không không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn hàng hóa.

Theo Cục QLTT TP HCM, tổng giá trị hàng hóa trị giá hơn 274 triệu đồng. Đội QLTT số 10 đã lập biên bản vi phạm tại các hộ kinh doanh trên và tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định.

Tin-ảnh: Ng.Hải

Người lao động

Các tin tức khác

>   "Hệ sinh thái tiêu dùng" Masan đạt doanh thu hơn 37.000 tỉ đồng trong 6 tháng (28/07/2023)

>   Các "đại gia" Nhật, Thái Lan tiếp tục mở siêu thị tại Việt Nam (28/07/2023)

>   Gạo thơm cũng tăng giá (28/07/2023)

>   Kích cầu trước mùa tựu trường (27/07/2023)

>   Hàng xuất khẩu khó bán ở sân nhà (27/07/2023)

>   Nỗ lực kích cầu tiêu dùng nội địa (*): Cần giải pháp dài hơi (26/07/2023)

>   Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn dừng sản xuất 55 ngày để bảo dưỡng tổng thể (25/07/2023)

>   Kinh tế đêm không chỉ có chợ đêm, phố đi bộ… (25/07/2023)

>   Nỗ lực kích cầu tiêu dùng nội địa (25/07/2023)

>   Đoàn gần 500 khách Ấn Độ sẽ khám phá TP HCM (23/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật