Thứ Tư, 19/07/2023 17:26

Nhựa Bình Minh lãi kỷ lục gần 300 tỷ, nối dài 6 quý tăng trưởng

CTCP Nhựa Bình Minh (HOSEBMP) tiếp tục lập kỷ lục mới với khoản lợi nhuận gần 300 tỷ đồng trong quý 2/2023.

Trong quý 2/2023, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.3 ngàn tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Tuy nhiên lợi nhuận ròng cao gấp đôi cùng kỳ, đạt 295 tỷ đồng.

Đằng sau đó là sự tăng trưởng mạnh về biên lợi nhuận gộp lên 43%. Nếu cùng kỳ, 100 đồng doanh thu mang về 25 đồng lãi gộp thì quý 2/2023, con số này lên tới 43 đồng. 

Theo các chuyên viên của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC),  điều này là do giá PVC - nguyên liệu đầu vào để sản xuất nhựa - đã tiếp tục điều chỉnh về mức thấp nhất nhiều năm, trong khi giá bán thường được quyết định bởi các doanh nghiệp lớn trong nước.

Ngoài ra, mức tăng mạnh của doanh thu tài chính cũng góp phần vào kết quả kinh doanh tích cực của doanh nghiệp.

Kết quả kinh doanh quý 2 của Nhựa Bình Minh

Đvt: Tỷ đồng

Con số lãi ròng 295 tỷ đồng là kỷ lục mới về lợi nhuận hàng quý sau khi Nhựa Bình Minh thành công ty con của Nawaplastic Industries, thành viên của Tập đoàn SCG (Thái Lan), vào đầu năm 2018. Kết quả này cũng nối dài mạch tăng trưởng dương 6 quý liên tiếp của BMP.

Trong một diễn biến như "tiên đoán" về kết quả kinh doanh kỷ lục, cổ phiếu BMP đã tăng trần lên 101,600 đồng/cp trong phiên 19/07. Nhìn qua kính chiếu hậu, cổ phiếu này đã tăng 74% kể từ giữa tháng 4/2023.

Diễn biến giá cổ phiếu BMP

Thực hiện 88% kế hoạch lợi nhuận sau 6 tháng

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu thuần gần 2.8 ngàn tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng tăng 111% so với cùng kỳ, đạt 575 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện 88% kế hoạch lãi sau thuế sau 6 tháng. 

Bảng cân đối kế toán cũng thể hiện tình hình tài chính lành mạnh của công ty.

Cuối tháng 6/2023, Nhựa Bình Minh sở hữu 2.4 ngàn tỷ đồng tài sản ngắn hạn, tăng hơn 500 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn là 1.8 ngàn tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 1.1 ngàn tỷ đồng hồi đầu năm.

Ở bên đối ứng, nợ ngắn hạn ở mức 726 tỷ đồng, gần gấp đôi hồi đầu năm. Trong đó, phần tăng chủ yếu đến từ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước và phải trả người bán ngắn hạn. Nợ vay và thuê tài chính rất thấp, ở mức 55 tỷ đồng. 

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   APL: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 (19/07/2023)

>   PXI: Báo cáo tài chính quý 2/2023 (19/07/2023)

>   APC tiếp tục lỗ trong quý 2 (20/07/2023)

>   KHP: Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 50.2023 (19/07/2023)

>   HTN: Nghị quyết HĐQT về việc Ông Huỳnh Thanh Tứ thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc (19/07/2023)

>   HDC: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023 (19/07/2023)

>   CMG: CBTT Nghị quyết HĐQT thông qua phương án thu hồi cổ phiếu ESOP (19/07/2023)

>   LGC: CBTT nội dung Nghị quyết HĐQT số 08 ngày 19/07/2023 (19/07/2023)

>   KPF: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế quý 2/2023 so với quý 2/2022 (19/07/2023)

>   Chứng khoán KIS báo lãi quý 2 đạt 105 tỷ đồng (20/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật