Thứ Sáu, 14/07/2023 16:00

MBS báo lãi sau thuế quý 2 hơn 123 tỷ, tăng vay nợ để có vốn cho vay margin

CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2. Điểm nhấn trong quý là dự nợ margin tăng mạnh.

Lãi sau thuế quý 2 tăng nhẹ

Kết quả kinh doanh quý 2/2023 của MBS

Quý 2/2023, doanh thu hoạt động của MBS giảm 22% so với cùng kỳ, ở mức hơn 400 tỷ đồng.

Doanh thu từ môi giới và lãi cho vay, phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh quý này, tuy vậy, đều sụt giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu môi giới ở mức 136.3 tỷ đồng, giảm 22%. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu giảm 28% xuống gần 140 tỷ đồng.

Hoạt động tự doanh lại có sự cải thiện đáng kể. Các khoản lỗ từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm hơn 90% còn gần 5 tỷ đồng, giúp tự doanh lãi gần 60 tỷ đồng - cùng kỳ mảng này chỉ lãi 18 tỷ đồng.

Điểm sáng khác trong hoạt động kinh doanh của Công ty là lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ (HTM) tới ngày đáo hạn tăng 33% so với quý trước, đạt gần 46 tỷ đồng.

Chi phí quý 2 giảm đáng kể. Trong đó, chi phí hoạt động giảm 40% xuống còn 119 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí môi giới và lỗ tài sản FVTPL giảm mạnh. Ngoài ra, chi phí tài chính cũng giảm gần 20% còn hơn 80 tỷ đồng.

Kết thúc quý, MBS báo lãi sau thuế hơn 123 tỷ đồng, tăng nhẹ 3%. Lũy kế 6 tháng, Công ty lãi sau thuế 244.8 tỷ đồng, giảm 24%.

Tăng vay nợ để cho vay margin trong quý 2

Cuối quý 2, tổng tài sản của MBS không biến động nhiều so với đầu năm, đạt hơn 10.7 ngàn tỷ đồng, xấp xỉ đầu năm và tăng 12% so với cuối quý 1.

Đáng chú ý, dư nợ cho vay tăng 42% so với cả thời điểm đầu năm và cuối quý 1, đạt 5,326 tỷ đồng.

Khối tài sản của Công ty được hình thành phần lớn từ vay nợ tài chính ngắn hạn. Số dư vay nợ tài chính ngắn hạn của Công ty ở cuối quý 2 hơn 5.6 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 2% so với đầu năm, chiếm gần nửa tổng tài sản ở thời điểm này.

Tình hình nợ phải trả - tổng tài sản của MBS tới quý 1/2023

So với cuối quý 1, khoản vay ngắn hạn của Công ty tăng thêm hơn 20%, tương đương hơn 1 ngàn tỷ đồng. Điều này cho thấy trong quý 2, MBS đã gia tăng vay nợ để có thêm nguồn tiền cho hoạt động cho vay (chủ yếu là cho vay margin).

Danh mục FVTPL của MBS cuối quý 2 gần như không nắm nhiều cổ phiếu. Giá trị cổ phiếu Công ty nắm giữ hơn 6.2 tỷ đồng, chiếm 0.6% tỷ trọng danh mục.

Chứng chỉ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục FVTPL của Công ty với giá trị hơn 690 tỷ đồng, tương đương hơn 70% giá trị danh mục. Lượng chứng chỉ tiền gửi giảm đáng kể so với đầu năm, giảm 75% từ mức 2.6 ngàn tỷ đồng, nhưng tăng 70% so với cuối quý 1.

Ngoài ra, Công ty cũng nắm 267 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp niêm yết ở dạng tài sản FVTPL.

Thuyết minh các loại tài sản tài chính MBS đang nắm giữ
Đvt: Đồng
Nguồn: MBS

Yến Chi

FILI

Các tin tức khác

>   AAM: BCTC quý 2 năm 2023 (14/07/2023)

>   Giữa bão tin đồn, Bamboo Airways lên tiếng: "Vẫn đang hoạt động ổn định" (14/07/2023)

>   DRI: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2022 (Thay thế thông báo số 43/TB-CT ngày 13/7/2023) (14/07/2023)

>   MDF: Báo cáo tài chính quý 2/2023 (14/07/2023)

>   NED: CTCP Đầu tư tập đoàn Hoàng Long - người có liên quan đến Ủy viên HĐQT - đã bán 2,227,500 CP (14/07/2023)

>   MA1: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (14/07/2023)

>   TMB: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (14/07/2023)

>   MDC: Ký hợp đồng Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 (14/07/2023)

>   ILS: Ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2023 (14/07/2023)

>   NAU: Nghị quyết Hội đồng quản trị (14/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật