Thứ Tư, 19/07/2023 13:41

HP dự kiến chuyển một phần dây chuyền sản xuất PC từ Trung Quốc qua Việt Nam

HP đang làm việc với các nhà cung cấp để chuyển dây chuyển sản xuất hàng triệu máy tính xách tay (PC) dành cho cá nhân và thương mại sang Thái Lan và Mexico trong năm nay. Đây là động thái quan trọng đầu tiên của nhà sản xuất máy tính hàng đầu nước Mỹ trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng PC của mình ra bên ngoài Trung Quốc.

HP, nhà sản xuất PC số hai thế giới sau Lenovo của Trung Quốc, đang có kế hoạch chuyển một phần dây chuyền sản xuất PC thương mại sang Mexico, và một phần dây chuyền sản xuất PC cá nhân sang Thái Lan, các nguồn tin giấu tên nói với Nikkei Asia.

HP cũng đang có kế hoạch chuyển một phần dây chuyền sản xuất laptop sang Việt Nam, bắt đầu từ năm tới, một trong các nhà cung cấp của họ cho biết.

Các nguồn tin cho hay HP dự kiến sản lượng PC bên ngoài Trung Quốc trong năm nay sẽ đạt khoảng vài triệu đến 5 triệu chiếc. Dữ liệu của Canalys cho thấy HP đã xuất xưởng 55.2 triệu PC trên toàn thế giới vào năm ngoái.

Thái Lan hiện đã có một số nhà cung cấp PC, và điều này có thể tạo thuận lợi cho sự chuyển hướng của HP. Trong khi đó, việc chuyển dây chuyền sản xuất sang Mexico sẽ giúp công ty phục vụ tốt hơn cho thị trường chính của họ ở Bắc Mỹ.

Trên trang web của mình, HP tuyên bố vào ngày 17/07 rằng họ đang mở rộng hoạt động hiện có ở Đông Nam Á và các nơi khác, đồng thời tăng cường sản xuất PC ở Mexico.

Cũng trong một email gửi tới Nikkei, công ty cho biết: “Trung Quốc là một phần rất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của chúng tôi, và chúng tôi vẫn cam kết sâu sắc với các hoạt động của mình tại Trùng Khánh”.

Làn sóng đa dạng hoá

Kế hoạch của HP được đưa ra sau khi Dell phát động một chiến dịch triệt để hơn nhằm loại bỏ chip sản xuất ở Trung Quốc khỏi các sản phẩm của mình cũng như giảm đáng kể việc sử dụng các linh kiện điện tử được sản xuất ở nước này, Nikkei Asia đưa tin.

Dell, công ty đã đưa ra kế hoạch đa dạng hóa sớm hơn nhiều so với HP, sẽ sản xuất ít nhất 20% tổng số PC của mình tại Việt Nam trong năm nay, Nikkei dẫn lời các nguồn thạo tin. Ở cấp độ linh kiện, Dell sẽ phải đợi đến khoảng cuối năm 2024 để hoàn thành kế hoạch chuyển khỏi chip “Made in China”.

Trong khi đó, Apple đã bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam trong năm nay, và đây cũng là lần đầu tiên PC của họ được sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

Động thái của HP sẽ tiếp tục giúp Việt Nam và Thái Lan xây dựng hệ sinh thái chuỗi cung ứng cho PC, biến Đông Nam Á trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất máy tính đang tìm kiếm địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị.

HP chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc tương đối chậm so với các công ty công nghệ Mỹ khác, mặc dù họ đã đàm phán với các nhà cung cấp về phương án tương tự kể từ năm 2019.

“Kế hoạch của HP là chuyển việc lắp ráp sản phẩm sang các nơi khác ngoài Trung Quốc trước, nhưng họ vẫn chưa đưa ra cam kết rõ ràng và mạnh mẽ về việc chuyển ồ ạt sang chip và linh kiện không phải do Trung Quốc sản xuất”, giám đốc điều hành của một nhà cung cấp có liên quan cho biết.

Tuy nhiên, HP đã nói chuyện với các nhà sản xuất linh kiện điện tử có năng lực sản xuất tại Việt Nam về việc chuyển hàng sang Thái Lan, theo ba nguồn tin trực tiếp tham gia cuộc đàm phán.

“HP muốn giữ kín về kế hoạch chuyển ra bên ngoài Trung Quốc. Ngoài những lo ngại về địa chính trị, HP còn tính đến việc chi phí sản xuất ở Trung Quốc liên tục gia tăng”, giám đốc điều hành của một nhà cung cấp cho HP nói.

Kieren Jessop, chuyên gia phân tích của Canalys, cho biết: “Mục đích chính của việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng là giảm thiểu các yếu tố rủi ro liên quan đến căng thẳng Mỹ - Trung hoặc tận dụng lợi thế của các trung tâm sản xuất mới nổi ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác”.

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Tổng vốn đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến khoảng 5.4 tỷ USD (19/07/2023)

>   Rau quả chưa thoát cảnh được mùa rớt giá (19/07/2023)

>   TP HCM: Thi hành kỷ luật đối với một số tổ chức đảng, đảng viên (18/07/2023)

>   HSBC: Dòng vốn FDI chảy mạnh vào châu Á (18/07/2023)

>   Giải pháp tháo gỡ khó khăn với chính sách giá điện, thị trường điện (18/07/2023)

>   Cần 134 tỷ USD đầu tư nguồn điện, lưới điện đến năm 2030 (18/07/2023)

>   Reliability: Giải pháp mới cho sự mất kiểm soát của bancassurance (18/07/2023)

>   Trung Quốc đầu tư nhà máy sản xuất thanh silicon gần 7,000 tỷ tại Nghệ An (17/07/2023)

>   Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bị đề nghị 12-13 năm tù, tiếp tục phong tỏa cổ phiếu VCG (17/07/2023)

>   3 doanh nghiệp Việt cùng bị dính vào một phi vụ lừa đảo quốc tế? (17/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật