Thứ Năm, 13/07/2023 21:20

Giá trị xuất khẩu viên nén Việt Nam tăng 34 lần trong 10 năm

Trong 10 năm qua (2013-2022), lượng xuất khẩu viên nén của Việt Nam đã tăng 28 lần và giá trị xuất khẩu tăng 34 lần.

Nguyên liệu sản xuất viên nén xuất khẩu của Việt Nam từ nguồn gỗ rừng trồng trong nước, chủ yếu là từ cây keo

Báo cáo do Tổ chức Forest Trends phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình cho biết, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu viên nén lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 4.9 triệu tấn viên nén, đạt kim ngạch 0.79 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu viên nén đạt 1.57 triệu tấn, kim ngạch đạt khoảng 256.5 triệu USD.

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu viên nén nhiều nhất của Việt Nam. Lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm 97% tổng lượng và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam vào tất cả các thị trường trong năm 2022.

6 tháng đầu năm 2023, lượng viên nén của Việt Nam xuất đi Hàn Quốc đạt khoảng 0.8 triệu tấn. Dự kiến đến hết năm 2023, lượng xuất khẩu viên nén của Việt Nam vào thị trường này đạt khoảng 1-1.5 triệu tấn. Việt Nam là nguồn cung viên nén chính cho Hàn Quốc (cung 80% trong tổng nhu cầu sử dụng của thị trường này).

Những tháng đầu năm 2023 chứng kiến mức biến động giá rất lớn đối với viên nén Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc. Đầu năm, giá viên nén xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và Nhật Bản dao động trong khoảng 140 USD/tấn (FOB Việt Nam), sau đó tăng rất mạnh, đạt 180-190 USD/tấn rồi giảm dần.

Trong tháng 6/2023, giá xuất khẩu viên nén sang Hàn Quốc chỉ đạt khoảng 110 USD/tấn trong khi mức giá xuất khẩu đi Nhật Bản đạt 145-165 USD/tấn. Điều này làm cho một số doanh nghiệp viên nén Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ không có tiềm lực về tài chính phải ngừng sản xuất. 

Theo đánh giá của chuyên gia Forest Trends, thị trường Nhật Bản có tính ổn định hơn nhiều so với Hàn Quốc, với các đơn hàng dài hạn (hợp đồng mua - bán thường là 10-15 năm) hiện được xuất với mức giá dao động khoảng 145-165 USD/tấn (FOB Việt Nam). Bên cạnh các hợp đồng dài hạn, một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng thực hiện các hợp đồng ngắn hạn với một số nhà cung ứng Việt Nam.

Tính đến nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn viên nén vào Nhật Bản. Toàn bộ lượng viên nén xuất khẩu đi Nhật Bản đòi hỏi phải có chứng chỉ FSC. Nguyên liệu cho viên nén xuất khẩu đi Nhật Bản là từ nguồn gỗ rừng trồng trong nước, chủ yếu là từ cây keo.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   Cú hích cho ngành đá xây dựng (13/07/2023)

>   Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án cơ cấu lại Tập đoàn VNPT trước ngày 15/7 (13/07/2023)

>   Khởi tố nguyên chủ tịch xã "biển thủ" hàng trăm triệu đồng (13/07/2023)

>   Báo Financial Times: Thời khắc kinh tế Việt Nam chuyển mình đã tới (12/07/2023)

>   Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng xin thành khẩn nhận tội (12/07/2023)

>   Nhận hối lộ 42 tỷ đồng, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế khai đầu tư bất động sản (12/07/2023)

>   Chấm dứt thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn (12/07/2023)

>   Thay cho 'dám nghĩ, dám làm' là 'phải nghĩ, phải làm' (12/07/2023)

>   TP.HCM điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư công gần 100.000 tỷ đồng (12/07/2023)

>   Kết luận thanh tra cung ứng điện: EVN vận hành hệ thống mất cân đối, gây thiếu điện (12/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật