Thứ Tư, 26/07/2023 15:55

Doanh thu xuất khẩu giảm mạnh, bánh phồng tôm Sa Giang báo lãi ròng 6 tháng giảm 57%

CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (HNX: SGC) tiếp tục ghi nhận quý thứ 2 giảm lãi trong năm 2023, chủ yếu do doanh thu thuần giảm mạnh hơn giá vốn. Theo đó, doanh nghiệp ghi nhận lãi ròng 6 tháng đầu năm giảm đến 57% so với cùng kỳ, xuống còn 16 tỷ đồng.

Cụ thể, trong quý 2/2023, doanh thu thuần của SGC giảm 18% so với cùng kỳ, còn gần 109 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn giảm chậm hơn doanh thu (giảm 1%) khiến lãi gộp giảm 29% xuống 23 tỷ đồng.

Lãi gộp giảm đáng kể nên mặc dù tiết giảm được chi phí vận hành, SGC vẫn thu về lợi nhuận ròng thấp hơn 35% so cùng kỳ, còn gần 11 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, SGC đạt gần 199 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 18% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu xuất khẩu đạt gần 131 tỷ đồng và doanh thu trong nước đạt 68 tỷ đồng, lần lượt giảm 23% và 6%. Đây chủ yếu là doanh thu từ sản xuất bánh phồng tôm các loại và các sản phẩm từ gạo.

Giá vốn giảm chậm hơn doanh thu khiến biên lãi gộp của SGC thu hẹp từ 28.4% xuống còn 19.7%.

Bên cạnh đó, doanh thu tài chính giảm 47% xuống hơn 1 tỷ đồng, do lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện giảm 47%.

Từ những yếu tố trên, SGC thu về gần 16 tỷ đồng lợi nhuận ròng, giảm 57% so với cùng kỳ.

Năm 2023, Doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi sau thuế tăng lần lượt 53% và 35% so với thực hiện năm 2022, tương ứng đạt 680 tỷ đồng và 80 tỷ đồng.

Như vậy, Sa Giang mới thực hiện được 29% chỉ tiêu doanh thu thuần và 20% mục tiêu lợi nhuận sau nửa đầu năm.

Tính đến ngày 30/06/2023, tổng tài sản của Sa Giang đạt gần 263 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 60%, lên gần 32 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 7%, lên gần 53 tỷ đồng

Hàng tồn kho như thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng gửi đi bán của Sa Giang ở mức gần 64 tỷ đồng, giảm 15% so với đầu năm.

Đáng chú ý, Công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính khi không có dư nợ vay.

Sa Giang hiện đang sản xuất 3 dòng sản phẩm chính là các loại bánh phồng (phồng tôm, phồng cua, phồng cá,…), sản phẩm từ gạo (phở khô, hủ tiếu, bún gạo,…) và nước uống đóng chai Sagiwa.

Tính đến cuối quý 2/2023, CTCP Vĩnh Hoàn sở hữu 76.72% vốn Sa Giang. Theo sau đó, bà Trần Thị Thanh Thuý, nguyên Thành viên HĐQT, nắm 8.19%. Sở hữu của các cổ đông đều không đổi so với đầu năm.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   VE3: Báo cáo tài chính quý 2/2023 (24/07/2023)

>   VE1: Báo cáo tài chính quý 2/2023 (24/07/2023)

>   TMP: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2023 (24/07/2023)

>   TMP: BCTC quý 2 năm 2023 (24/07/2023)

>   THG: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2023 (24/07/2023)

>   THG: BCTC quý 2 năm 2023 (24/07/2023)

>   VC1: Báo cáo tài chính quý 2/2023 (24/07/2023)

>   SGR: BCTC quý 2 năm 2023 (24/07/2023)

>   SGR: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2023 (24/07/2023)

>   SGN: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2023 (24/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật