Thứ Sáu, 07/07/2023 07:30

Các công ty xem xét sự phụ thuộc nguồn kim loại hiếm của Trung Quốc

Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các sản phẩm sản xuất từ các kim loại gali và gecmani, vốn cần thiết để sản xuất chất bán dẫn và các thiết bị điện tử khác.

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Quyết định hạn chế xuất khẩu một số kim loại chiến lược mới đây của Trung Quốc đã khiến nhiều công ty phải xem xét lại sự phụ thuộc của họ vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ở thời điểm mà tình hình căng thẳng địa chính trị gia tăng đang làm dấy lên những lo ngại sẽ có thêm nhiều hạn chế nữa trong thời gian tới.

Trong động thái mà một cố vấn thương mại hàng đầu của Trung Quốc cảnh báo rằng mới “chỉ là bước khởi đầu," Trung Quốc đầu tuần này đã đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các sản phẩm sản xuất từ các kim loại gali và gecmani, vốn cần thiết để sản xuất chất bán dẫn và các thiết bị điện tử khác, để bảo vệ an ninh quốc gia.

Dù các kim loại để sản xuất chip này chiếm một mức khá nhỏ trong xuất khẩu, nhưng động thái trên của Trung Quốc đã làm dấy lên những lời kêu gọi “giảm bớt rủi ro” bằng cách tìm kiếm các nước khác ngoài Trung Quốc để xử lý và cung cấp các thành phần quan trọng được dùng trong một loạt sản phẩm như pin xe điện.

Trong một tuyên bố mới đây, Người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ chỉ rõ: “Những hành động này nhấn mạnh sự cần thiết phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Mỹ sẽ phối hợp với các đồng minh và đối tác của chúng tôi để giải quyết vấn đề này và xây dựng ‘khả năng đề kháng’ cho các chuỗi cung ứng quan trọng."

Trung Quốc còn nắm giữ khoảng 1/3 trữ lượng đất hiếm của thế giới. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất pin xe điện và các mặt hàng điện tử. Trung Quốc chiếm ít nhất 85% năng lực của toàn thế giới trong việc xử lý đất hiếm thành nguyên liệu mà các nhà sản xuất có thể sử dụng. Đây là một công đoạn mà nhiều nước khác đang muốn phát triển.

Trung Quốc là lựa chọn nguồn cung đối với nhiều công ty vì nước này có thể xuất khẩu các khoáng chất đã qua xử lý ở mức giá thấp hơn các nước khác. Tuy nhiên, nếu giá tăng sau khi các quy định hạn chế nói trên có hiệu lực, các công ty sẽ có thêm lý do để dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Nhà sản xuất khoáng sản và kim loại có trụ sở ở Hà Lan Nyrstar cho biết đang xem xét các dự án gali và gecmani ở Australia, châu Âu và Mỹ để góp phần giảm tình trạng thiếu hụt nguồn cung do các biện pháp hạn chế của Trung Quốc.

Nhiều nhà quan sát tin rằng các quy định hạn chế xuất khẩu kim loại của Trung Quốc có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn và đẩy giá lên cao hơn.

Trong khi đó, Công ty Sản xuất chip Navitas Semiconductor Corp dự đoán các biện pháp mới của Trung Quốc sẽ không tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty này./.

Khánh Ly

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Trình Thủ tướng 2 bước để chuyển A0 về Bộ Công Thương (06/07/2023)

>   Trình Thủ tướng 2 bước để chuyển A0 về Bộ Công Thương (06/07/2023)

>   Việt Nam đề xuất được đăng cai Hội nghị thường niên IOSCO (06/07/2023)

>   Bộ Công an: Cần thận trọng trước khi ký kết hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” (06/07/2023)

>   Chủ tịch Hà Nội: Lúc mới nhậm chức, tôi thấy chưa ai muốn phân cấp và chẳng ai muốn ủy quyền (05/07/2023)

>   Gấp rút đầu tư phát triển logistics (05/07/2023)

>   Dự thảo cơ chế mới cho phát triển điện mặt trời mái nhà 'bị chê' chưa hấp dẫn (05/07/2023)

>   DBS: Việt Nam tiếp tục là điểm đến nổi bật của dòng FDI ngành sản xuất (05/07/2023)

>   Cần thêm trợ lực để kích cầu thị trường ô tô trong nước (05/07/2023)

>   Còn hơn 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân đến cuối năm (05/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật