Thứ Năm, 06/07/2023 08:49

Băn khoăn thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Ngày 5-7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo "Góp ý đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)".

Đề nghị xây dựng luật được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo với nhiều nội dung thay đổi. Trong đó, nội dung đáng lưu ý và còn nhiều ý kiến trái chiều là việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) nhằm giảm thiểu rủi ro đối với bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh thừa cân béo phì.

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), các doanh nghiệp (DN) nói chung và DN trong lĩnh vực nước giải khát nói riêng đang trong giai đoạn rất khó khăn. 

Thời điểm này việc mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB là chưa phù hợp vì sẽ tạo gánh nặng, thậm chí có thể làm kiệt quệ DN trong bối cảnh hiện nay. Bà Thảo cho biết tại hồ sơ đề nghị xây dựng luật, các mục tiêu mà Bộ Tài chính đưa ra còn chung chung, việc đánh giá tác động của chính sách đến người dân, DN, đến nền kinh tế chưa thể hiện rõ.

Phó Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN Vũ Tú Thành cho biết thực tiễn một số nước sau một thời gian áp dụng thuế TTĐB lên mặt hàng nước giải khát có đường thì tỉ lệ thừa cân béo phì không giảm mà lại tăng qua các năm. 

Như Chile có thời điểm áp dụng vào năm 2014, giai đoạn 2009-2010, tỉ lệ béo phì ở nam và nữ giới lần lượt là 19,2% và 30,7%. Sau khi áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt, đến giai đoạn 2016-2017, tỉ lệ béo phì ở cả nam và nữ giới Chile đều tăng, lần lượt là 30,3% và 38,4%. Một số nước đã phải từ bỏ công cụ này sau một thời gian áp dụng vì không có tác động đáng kể lên việc cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Tại hội thảo, đại biểu Quốc hội Thái Quỳnh Mai Dung, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nhấn mạnh Luật Thuế TTĐB là luật rất quan trọng, việc sửa đổi là cần thiết. Tuy nhiên, việc sửa đổi thời điểm nào, nội dung sửa đổi ra sao, đề xuất đưa các mặt hàng vào diện áp thuế TTĐB cần được cân nhắc kỹ lưỡng, trong đó cần lắng nghe ý kiến của các DN, hiệp hội ngành hàng. Việc xây dựng, sửa đổi luật cần bảo đảm hài hòa lợi ích nhà nước, người dân và DN. 

Theo đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung, các ý kiến của đại biểu tại hội thảo hôm nay là cơ sở quan trọng để các đại biểu Quốc hội tham khảo, góp ý cho việc xây dựng luật.

Minh Chiến

Người lao động

Các tin tức khác

>   Hàng Việt dần chiếm ưu thế (06/07/2023)

>   Giá trứng tăng sốc (06/07/2023)

>   Livestream bán đồ tươi bắt đầu thịnh hành (05/07/2023)

>   Gần 60.000 dụng cụ điện máy cầm tay có dấu hiệu giả nhãn hiệu nổi tiếng (03/07/2023)

>   Giá xăng giảm về mức 20.470 đồng/lít (03/07/2023)

>   Giá bán iPhone 14 giảm liên tục vẫn ế (02/07/2023)

>   Buộc tái chế hơn 10.000 lít xăng kém chất lượng (30/06/2023)

>   Giá gas tháng 7 tiếp tục giảm (30/06/2023)

>   Cam, nho, việt quốc Mỹ đồng loạt giảm giá (30/06/2023)

>   Giảm 36 khoản phí, lệ phí trong nhiều lĩnh vực từ ngày 1-7 (30/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật