Thứ Bảy, 10/06/2023 19:50

VAMC đạt 165 tỷ đồng lợi nhuận 2022

Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, lợi nhuận hàng năm trong giai đoạn 2017 đến nay liên tục gia tăng. Nếu như năm 2017 – năm đầu tiên triển khai hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường, lợi nhuận của VAMC mới đạt 16 tỷ đồng, thì đến năm 2022 lợi nhuận của VAMC đã đạt 165 tỷ đồng.

VAMC– một doanh nghiệp đặc thù được thành lập và hoạt động với trọng trách xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế đã trải qua hành trình 10 năm nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao.

Với tính chất rủi ro của hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ xấu luôn là vấn đề hiện hữu, tồn tại một cách khách quan đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu gia tăng ở mức rất cao trong những năm 2010 khiến nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, sự ra đời của VAMC là rất kịp thời và đúng định hướng, không những đáp ứng được yêu cầu cấp bách để xử lý nợ xấu trong thời kỳ đó mà còn là giải pháp hữu hiệu để giải quyết nhu cầu khách quan và lâu dài nhằm góp phần xử lý nợ xấu, đảm bảo hiệu quả và an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN nhằm thực hiện mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng về mức an toàn, VAMC đã tập trung nguồn lực thực hiện mua bán, xử lý nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) và đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ NHNN giao.

Năm 2017, khi bắt đầu triển khai hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường (GTTT), VAMC đã được chấp thuận bổ sung vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 2,000 tỷ đồng. Tới năm 2019, triển khai các định hướng, chiến lược phát triển cho VAMC đã được phê duyệt, Chính phủ, NHNN đã phê duyệt, chấp thuận bổ sung vốn điều lệ cho VAMC đạt 5,000 tỷ đồng, định hướng trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng vốn điệu lệ của VAMC lên 10,000 tỷ đồng, qua đó VAMC đã từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ theo GTTT.

Đã thu hồi nợ được khoảng 9,700 tỷ đồng

Với sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Quốc hội, Chính phủ, NHNN thông qua việc bổ sung tiềm lực tài chính, mở rộng mô hình tổ chức, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, bất cập về cơ chế chính sách, trong đó nổi bật là việc ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14, cùng sự quyết tâm, nỗ lực của ban lãnh đạo và người lao động, VAMC đã đạt được những kết quả rất tích cực, quan trọng trong hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo GTTT.

Lũy kế từ năm 2017 đến nay, VAMC đã thực hiện mua nợ theo GTTT với tổng giá mua đạt gần 13,000 tỷ đồng và đã thu hồi nợ được khoảng 9,700 tỷ đồng. Bên cạnh kết quả xử lý nợ xấu nêu trên, hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo GTTT của VAMC trong những năm qua đã tạo lập nền tảng vững chắc cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu, tạo lập thêm một kênh xử lý nợ xấu hiệu quả cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Nghị quyết 42/2017/QH14 được ban hành đã giúp tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách, tạo ra đòn bẩy quan trọng, những chuyển biến tích cực trong công tác thu hồi và xử lý tài sản bảo đảm, nhất là đối với hoạt động thu giữ và nhận bàn giao tài sản bảo đảm để xử lý vốn trước đây gặp rất nhiều khó khăn về quy định pháp luật liên quan đến quyền thu giữ tài sản bảo đám. Kết quả, VAMC đã thu giữ thành công 28 quyền sử dụng đất của 03 khoản nợ và nhận bàn giao tài sản bảo đảm của 08 khoản nợ có giá trị lớn.

Có thể nói, hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC trong 10 năm qua đã có những thay đổi căn bản từ chỉ tập trung vào phát hành TPĐB để mua bán, xử lý nợ trong giai đoạn đầu mới thành lập thì từ năm 2017 đã chuyển trọng tâm sang mua bán, xử lý nợ theo cơ chế thị trường. Tính đúng đắn của sự thay đổi này được thể hiện đậm nét thông qua kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của VAMC.

Nguồn thu chính từ hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường giúp VAMC liên tục gia tăng lợi nhuận

Cụ thể, nếu như trước đây nguồn thu chủ yếu đến từ số tiền VAMC được hưởng trên các khoản nợ mua bằng TPĐB, thì hiện nay nguồn thu chính của VAMC đến từ kết quả của hoạt động mua bán nợ theo GTTT. Từ năm 2017 đến nay, doanh thu hàng năm của VAMC đều đạt trên 2,000 tỷ đồng gấp hàng chục lần so với giai đoạn trước (trong đó, năm 2021, doanh thu đạt hơn 3,000 tỷ đồng).

Lợi nhuận hàng năm trong giai đoạn 2017 đến nay liên tục gia tăng. Nếu như năm 2017 – năm đầu tiên triển khai hoạt động mua bán nợ theo GTTT, lợi nhuận của VAMC mới đạt 16 tỷ đồng, thì đến năm 2022 lợi nhuận của VAMC đã đạt 165 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 06 năm, mặc dù phải trải qua giai đoạn chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19, nhưng lợi nhuận của VAMC đã tăng 10 lần. Với kết quả kinh doanh đạt được, hàng năm VAMC cũng đóng góp hàng chục tỷ đồng từ lợi nhuận vào ngân sách nhà nước.

Trải qua 10 năm nỗ lực xây dựng và phát triển, mặc dù các thành tựu đạt được trong công tác mua bán và xử lý nợ xấu theo GTTT của VAMC so với tổng giá trị nợ xấu của toàn hệ thống còn khiêm tốn, nhưng với hoạt động đặc thù còn rất mới mẻ và chưa có tiền lệ tại Việt Nam, những kết quả đạt được trong thời gian qua đã tạo ra tiền đề vững chắc để VAMC tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm góp phần vào sự phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh Chính phủ, Quốc hội đang trình và ban hành Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi và các quy định pháp luật liên quan khác nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng, ổn định cho hoạt động xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Thống đốc NHNN: Trong thực tiễn có tình trạng cổ đông nhờ người có liên quan đứng tên nhưng ngân hàng không thể nắm được (10/06/2023)

>   ĐBQH Nguyễn Hải Trung: Cần bổ sung quy định tăng cường vai trò của NHNN nhằm hạn chế hành vi lạm quyền của cổ đông lớn (10/06/2023)

>   Khơi thông dòng vốn ‘tắc nghẽn’ không chỉ trông chờ giảm lãi suất (10/06/2023)

>   VIB chốt quyền phát hành 421.5 triệu cp thưởng, tỷ lệ 20% (10/06/2023)

>   HoREA cảnh báo gói 120.000 tỷ đồng có nguy cơ 'ế' vì lãi suất cao (09/06/2023)

>   Sacombank thưởng lớn không giới hạn cho khách hàng giới thiệu bạn bè, người thân mở thẻ tín dụng  (09/06/2023)

>   AI, Robotics giúp ngân hàng đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số (09/06/2023)

>   Phó Thủ tướng nói gì về tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng? (08/06/2023)

>   Ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi trên diện rộng (09/06/2023)

>   Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Cần tương tác thông tin, phản ánh chính xác để xử lý kịp thời (07/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật