Thứ Sáu, 02/06/2023 16:34

Đề nghị hạn chế áp dụng giao dịch điện tử với lĩnh vực đất đai, thừa kế

Góp ý về dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) với hàng loạt quy định mới về giao dịch, chữ ký điện tử, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị nên hạn chế mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực đất đai, thừa kế, ly hôn, kết hôn vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Quốc hội thảo luận quy định mới về giao dịch, chữ ký điện tử trong dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) – Ảnh: Quochoi.vn

TTXVN đưa tin, góp ý về dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) với hàng loạt quy định mới về giao dịch, chữ ký điện tử, các đại biểu Quốc hội cho rằng, nhiều quy định của dự thảo luật chưa thống nhất với Luật Cư trú, Luật Doanh nghiệp về nơi cư trú và trụ sở của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

Để giảm thiểu tình huống nguy hiểm, rủi ro, bảo đảm quyền lợi của người thực hiện giao dịch cũng như môi trường giao dịch lành mạnh, trong đó lưu ý chữ ký số (có giá trị pháp lý và độ an toàn cao nhất được tổ chức chứng thực chữ ký); chữ ký scan (đặc biệt thông dụng trong các hợp đồng liên quan đến giao dịch đa quốc gia có yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể); chữ ký hình ảnh (được sử dụng nhiều trong trường hợp trong hợp đồng có giá trị không lớn nhưng được ký nhiều lần và lặp đi lặp lại).

Đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo luật cần bổ sung quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp, các nền tảng trung gian trong giao dịch điện tử đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên nền tảng số, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc xác minh, làm rõ, giám sát, xử lý các vi phạm để đảm bảo giao dịch trên môi trường số an toàn, lành mạnh.

Ngoài ra, dự thảo luật cần có quy định áp dụng hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an làm tiêu chuẩn chung cho giao dịch trên môi trường điện tử, trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến.

Quochoi.vn đưa tin, tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đánh giá, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia, mà còn tiết giảm chi phí, đột phá hiệu quả trong giao dịch thương mại, thủ tục hành chính, thực hiện hợp đồng và giải quyết phát sinh tranh chấp trên thực tế.

Tuy nhiên dự thảo luật sửa đổi vẫn còn những quy định chưa phù hợp khi đa số đại biểu nhất trí với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và không áp dụng một số trường hợp loại trừ; nhiều ý kiến đề nghị nên hạn chế mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực đất đai, thừa kế, ly hôn, kết hôn, khai sinh vì tiềm ẩn rủi ro khi thực hiện hồ sơ, chữ ký điện tử.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, một số lĩnh vực loại trừ áp dụng trong phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử 2005 hiện đã được triển khai giao dịch điện tử một phần như đăng ký khai sinh, kết hôn đã có dịch vụ công trực tuyến tại nhiều địa phương.

Các dịch vụ công trực tuyến do các bộ, ngành, địa phương cung cấp đang được tích cực triển khai theo hướng khép kín toàn bộ quá trình dịch vụ từ đầu đến cuối, phù hợp với xu thế chuyển đổi số đang được đẩy mạnh trong tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Vì vậy, luật được chỉnh lý theo hướng chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.

Về chữ ký điện tử, Ủy ban Thường vụ nhận định, hiện các hình thức mã xác thực giao dịch qua tin nhắn điện tử (SMS), xác nhận mật khẩu dùng một lần (OTP), Token OTP, sinh trắc học, định danh người dùng bằng phương thức điện tử (eKYC)… được sử dụng tương đối phổ biến trong giao dịch điện tử.

Tuy nhiên, các hình thức này chỉ được coi là chữ ký điện tử khi kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu; có khả năng xác nhận chủ thể ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Các bên được “Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử để thực hiện giao dịch điện tử”.

Thực tế theo báo cáo của các ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng tài khoản giao dịch, mật khẩu, mã OTP,… do ngân hàng cung cấp để thực hiện giao dịch.

Đây là một hình thức xác nhận sự chấp thuận của khách hàng đối với nội dung thông điệp dữ liệu (nội dung giao dịch), tuy nhiên những hình thức này không phải là chữ ký điện tử theo quy định của luật này.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cũng cho biết, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung khoản 4 Điều 25 quy định về các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử mà không phải là chữ ký điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành, để phù hợp với thực tiễn triển khai.

T.Huy

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Đồng Tháp sẽ cung cấp 7 triệu mét khối cát cho cao tốc Cần Thơ-Cà Mau (02/06/2023)

>   82 căn chung cư sắp bán đấu giá online, khởi điểm 31 triệu đồng/m2 (02/06/2023)

>   TPHCM: Người dân Thủ Đức giao mặt bằng xây cầu Nam Lý (02/06/2023)

>   Trong tháng 6 sẽ giải ngân hơn 5.200 tỉ đồng cho cao tốc Bắc – Nam (02/06/2023)

>   Le lói phục hồi, bất động sản Trung Quốc lại có thách thức mới (02/06/2023)

>   Đồng Nai dự kiến bán đấu giá 36 khu đất trong năm 2023 (02/06/2023)

>   Đánh giá tác động môi trường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau liệu đã ổn? (01/06/2023)

>   Bộ Xây dựng được yêu cầu làm việc với Novaland về các dự án ở Đồng Nai (31/05/2023)

>   Hoàn thành nghiên cứu khả thi dự án cầu Cần Thơ 2 từ 2023 đến 2025 (31/05/2023)

>   TPHCM tăng mức phí làm hồ sơ nhà, đất (31/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật