Thứ Năm, 08/06/2023 20:45

ĐBQH đề nghị cho TPHCM thực hiện chính sách đặc thù đến 2030

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị), do còn nhiều nội dung cần bàn (mở rộng hoặc thu hẹp trong dự thảo) nên cần tính toán thời gian thực hiện nghị quyết nên kéo dài hay chỉ hạn chế trong thời gian 5 năm?

Chiều 08/06, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nhận xét, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết chưa bao quát hết các lĩnh vực phát triển (mang tính đặc thù của thành phố) trong giai đoạn phát triển hiện nay và trong tương lai, đặc biệt là vai trò của thành phố trong tương lai và hướng tới phát triển “vượt trội”, là hạt nhân tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và cả nước đến năm 2030.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị)

Ông Đồng kiến nghị cần tính toán thời gian thực hiện nghị quyết nên kéo dài hay chỉ hạn chế trong thời gian 5 năm?

“Thời gian thực hiện Nghị quyết 54 trước đây quy định là 5 năm nhưng với thời gian như vậy, các nội dung đều chưa đạt được. Dự thảo nghị quyết mới lần này, thực chất là thực hiện tiếp Nghị quyết 54 và có thêm một số chính sách, cơ chế đối với một số lĩnh vực khác. Vậy câu hỏi đặt ra là, tiếp tục thực hiện trong 5 năm tới, liệu có khả thi? Theo tôi là phải trong thời gian từ nay đến 2030, tầm nhìn đến 2045”, ông Đồng phát biểu.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) và các ý kiến đều nhấn mạnh TPHCM là đô thị đặc biệt. Với vị trí và tính chất như vậy, thì không chỉ là cơ chế đặc thù mà phải có cơ chế đặc biệt, không chỉ vượt trội mà vượt trước để thành phố thực sự là đầu tàu đa chức năng đảm nhiệm vai trò dẫn dắt, tìm hướng đi mới, là trung tâm thực hành thực nghiệm những vấn đề mới trong thực tiễn. Nhắc lại TPHCM từng là “hòn ngọc Viễn Đông”, nhiều ĐB hy vọng nghị quyết là một cú hích thật mạnh, là một đột phá lớn đối với TPHCM, để TPHCM sẽ phát triển vượt bậc.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam)

Dự thảo Nghị quyết đề xuất cho phép thành phố thực hiện thí điểm BOT với các công trình đường bộ hiện hữu. Hiện Luật Đầu tư quy định không được thực hiện BOT trên những tuyến đường hiện hữu, không thu phí trực tiếp từ người sử dụng đối với các dự án đầu tư, cải tạo các công trình sẵn có. Các Đại biểu đều ủng hộ chủ trương này trong dự thảo nghị quyết nhằm phát triển công trình đường bộ của TPHCM.  Tuy nhiên, cần có quy định chặt chẽ trong dự thảo này về điều kiện để triển khai các dự án BOT, đường bộ trên địa bàn thành phố, bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhất là người dân sống gần khu vực BOT, tránh phát sinh khiếu kiện phức tạp...

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội có nội dung về thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD), trong đó hệ thống đường sắt đô thị đóng vai trò chủ lực. Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) cho rằng, đây là một giải pháp căn cơ và bền vững, mang tính đột phá.

Nếu triển khai được mô hình TOD, có thể tổ chức lại không gian đô thị, hình thành các khu đô thị nén mật độ cao xung quanh các nhà ga. TOD giúp việc tiếp cận đến các nhà ga một cách thuận tiện, dễ dàng, giúp tăng số lượng người dân sử dụng giao thông công cộng, từ đó, giảm phương tiện giao thông cá nhân và góp phần giảm ùn tắc giao thông, hạn chế khí thải ra môi trường.

“Quy hoạch theo TOD là cơ sở quan trọng để tạo ra nguồn lực tài chính để đầu tư trở lại cho công tác xây dựng và vận hành các tuyến đường sắt đô thị thông qua việc gia tăng giá trị các diện tích đất xung quanh các nhà ga”, Đại biểu Phương nêu.

Đồng tình với Đại biểu Phương, một số ý kiến cũng cho rằng, phát triển đường sắt đô thị theo mô hình TOD là cơ chế, chính sách đặc thù có trọng tâm, trọng điểm, rất cần thiết và cấp bách để tạo động lực phát triển hệ thống giao thông đường sắt đô thị nói riêng và kinh tế thành phố nói chung.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sẽ thay thế hoặc điều chuyển với cán bộ né tránh, không dám làm (08/06/2023)

>   Đầu tư công sẽ là một động lực then chốt giúp tăng trưởng kinh tế (07/06/2023)

>   TP HCM sẵn sàng đón nghị quyết mới: "Đường băng mới" của thành phố trong thành phố (07/06/2023)

>   VDSC: Tháng 6 chưa phải thời điểm tốt để "all in" nhưng là cơ hội để tái cơ cấu danh mục (07/06/2023)

>   Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tăng trưởng kinh tế có thể tích cực hơn trong quý 2 (05/06/2023)

>   Đề xuất giảm 50% hàng chục loại phí, lệ phí đến hết năm (04/06/2023)

>   Thủ tướng Australia công bố khoản hỗ trợ hàng trăm triệu dollar với Việt Nam (04/06/2023)

>   Quốc hội đồng ý tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật (02/06/2023)

>   Chính sách giá cả và thu nhập là gì? (08/06/2023)

>   Maybank hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 (02/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật